Công trình công cộng là mũi nhọn của một đô thị bền vững và phát triển. Một đô thị chỉ có thể trở nên phồn thịnh và văn minh khi có một hệ thống công trình công cộng thông minh và hợp lý! Trong bài viết này, hãy cùng MekongSports khám phá những nhóm công trình công cộng điển hình và cách chúng góp phần xây dựng xã hội hiện đại!
Công trình công cộng là gì?
Công trình công cộng là những cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ hoặc các công trình xã hội được xây dựng, phát triển với mục đích phục vụ cộng đồng. Công trình này cung cấp các dịch vụ cần thiết và tạo ra môi trường sống và làm việc tích cực cho cư dân.
Các công trình công cộng có thể được xây dựng bằng ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn vay các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc điểm chung của các công trình công cộng là sự tiện ích, tính bền vững và sự hướng tới lợi ích của cộng đồng. Một vài ví dụ về công trình công cộng gồm một loạt các loại công trình, từ cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu, đường sắt đến các cơ sở dịch vụ như trường học, bệnh viện, công viên, và các khu vực văn hóa, giải trí,…
Tại sao cần phát triển công trình công cộng?
Việc phát triển các công trình công cộng trong quá trình xây dựng đô thị là rất quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích cả cho cộng đồng và cho sự phát triển bền vững của thành phố.
- Tạo ra không gian công cộng, thúc đẩy sự liên kết xã hội bền vững, sáng tạo
- Cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động và công việc hàng ngày.
- Cải thiện chất lượng nhân lực, từ giáo dục, sức khỏe, ý thức xã hội,…
- Hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo ra điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, tăng cường tiện ích và thu hút đầu tư.
- Bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không khí và giảm thiểu hiện tượng đô thị nhiệt.
- Tăng cường giá trị đô thị, tăng sự hấp dẫn của khu vực và tạo ra một môi trường sống và làm việc thu hút.
Tóm lại, việc phát triển các công trình công cộng là một phần quan trọng của quá trình xây dựng đô thị, giúp tạo ra các cộng đồng đô thị phồn thịnh, bền vững và hấp dẫn.
Phân loại các công trình công cộng
Các công trình công cộng được phân chia làm 3 loại chính theo quy mô:
- Công trình công cộng cấp đô thị: Những công trình lớn như quảng trường trung tâm, công viên thành phố, phố đi bộ, các công trình văn hóa
- Công trình công cộng cấp khu vực: Các vườn hoa, sân thể thao, hồ nước, đường đi bộ, các công trình tôn giáo…
- Công trình công cộng cấp khu ở: Sân chơi trẻ em, vườn hoa…
Các nhóm công trình công cộng gồm những gì?
Khi quy hoạch đô thị, có thể chú ý phát triển những nhóm công trình công cộng dưới đây:
1. Công viên thành phố
Công viên là dự án công cộng được chia theo 2 dạng quy mô: công viên cấp đô thị (những công viên có diện tích lớn, được đặt tên) và công viên cấp khu vực (thường là những mô hình lớn hơn vườn hoa, phục vụ cho nhu cầu vận động hàng ngày thay vì vui chơi).
- Với dự án công viên cấp đô thị, các hạng mục đầu tư cần chu trọng hơn về các công trình xanh, thiết kế cảnh quan, các công trình vui chơi thiếu nhi.
- Với các công trình công viên mini, các hạng mục cần tập trung bao gồm cải tạo nền, tạo đường đi bộ, thiết kế mảng xanh, các tiểu cảnh nhỏ đồng thời kết hợp bổ sung thêm các khu vui chơi trẻ em và các thiết bị thể thao ngoài trời cho cộng đồng xung quanh.
Tham khảo thêm tại:
- Các thiết bị khu vui chơi trẻ em cho công viên
- Các thiết bị thể dục công viên tốt nhất
- 7 lưu ý khi lắp đặt máy tập thể dục công viên
2. Quảng trường trung tâm
Quảng trường trung tâm là một trong những công trình lớn ở hầu hết các thành phố, đô thị loại 2. Đây là một trong những khu vực tích hợp đa chức năng, phục vụ cho nhu cầu thể dục, thể thao, đi dạo, giao lưu, giải trí đặc biệt là nhu cầu “tụ tập”, ăn uống về đêm. Bởi vậy quảng trường trung tâm đòi hỏi một không gian rộng, có nhiều mảng xanh, thuận tiện di chuyển nhưng tách biệt với giao thông.
2. Công trình thể dục – thể thao, nhà thi đấu
Công trình thể dục – thể thao là các cơ sở vật chất được xây dựng hoặc được sử dụng để tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, từ các trận đấu, giải đấu cho đến các buổi tập luyện và rèn luyện thể chất, đặc biệt là các bộ môn như cầu lông, bóng rổ, tập võ… Đa phần các sân thể dục thể thao dạng này đều nằm ở ngoài trời và tích hợp vào một số cơ quan như nhà văn hóa. Đây cũng là những công trình công cộng không thể thiếu trong quá trình phát triển đô thị theo hướng hiện đại hóa, văn minh hóa.
→ Vì sao nên lắp các thiết bị thể thao ngoài trời tại sân sinh hoạt chung
Sân vận động: Là các cơ sở có không gian lớn được thiết kế để tổ chức các sự kiện thể thao lớn như bóng đá, bóng rổ, cầu lông, điền kinh và các môn thể thao khác. Đây là nơi diễn ra các trận đấu và giải đấu thể thao chuyên nghiệp hoặc cấp quốc gia.
4. Khu tập thể dục ngoài trời
Đây là các công trình công cộng thuộc cấp khu vực và khu ở, thường được xây dựng tại các khu sinh hoạt chung, sân chung cư, tổ dân phố hoặc các khu đất trống, kết hợp với các công trình vườn hoa, đường đi bộ… Các sân tập thể dục được thiết kế để người dân có thể tập luyện và rèn luyện thể chất hàng ngày, phù hợp để khởi động, thả lỏng hay kết hợp với các thói quen đi bộ, chạy bộ. Các khu vực này thường có các thiết bị tập luyện ngoài trời như máy chạy bộ, máy đạp xe, máy tập cơ và các thiết bị rèn luyện sức khỏe khác.
→ Phân loại các máy tập thể dục công cộng
5. Công trình văn hóa
Công trình công cộng nhóm văn hóa là các cơ sở vật chất được xây dựng hoặc được sử dụng để thực hiện các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và giáo dục văn hóa. Các công trình văn hóa thường bao gồm nhà văn hóa, khu vực sinh hoạt cộng đồng, tổ dân phố
Ngoài ra, các công trình văn hóa còn có thể là những di tích lịch sử, bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà hát. Những công trình này không chỉ là nơi để tổ chức các hoạt động văn hóa mà còn là nơi lưu giữ, truyền bá và phát triển văn hóa, nghệ thuật và kiến thức của một cộng đồng hoặc một quốc gia.
Các công trình văn hóa thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh văn hóa của một quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết, trao đổi văn hóa và tạo ra môi trường giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng và quốc gia.
6. Công trình tôn giáo, tín ngưỡng
Công trình tôn giáo, tín ngưỡng là các cơ sở vật chất được xây dựng hoặc được sử dụng để thực hành các nghi lễ, lễ hội và hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của các cộng đồng tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau. Các công trình này thường bao gồm các loại như chùa, nhà thờ, đền, miếu, đình, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường và các cơ sở đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo.
Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng thường được xem là nơi linh thiêng, nơi tín đồ thực hiện các nghi lễ tôn giáo, cầu nguyện và tìm kiếm sự bình an tinh thần. Đồng thời, chúng cũng có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa, tinh thần của một cộng đồng hoặc quốc gia.
7. Các tòa nhà, kết cấu khác được sử dụng đa năng hoặc phục vụ mục đích dân sinh
Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác là các công trình được thiết kế để phục vụ nhiều mục đích và hoạt động khác nhau trong cùng một không gian. Đây là các công trình linh hoạt, có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu cụ thể của người sử dụng. Các loại công trình này có thể bao gồm:
Chung cư kết hợp với trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng kết hợp với khu vực căn hộ dịch vụ, khu căn hộ kết hợp với các tiện ích cộng đồng, tòa nhà kết hợp với các dịch vụ y tế và giáo dục,…
Những công trình này mang lại lợi ích cho cộng đồng bằng cách tối ưu hóa sử dụng không gian và cung cấp nhiều dịch vụ và tiện ích trong cùng một khu vực, tạo ra một môi trường sống và làm việc thuận tiện và đa dạng.
8. Khu vui chơi trẻ em
Các khu vui chơi trẻ em: Các khu vui chơi trẻ em là các không gian được thiết kế và xây dựng đặc biệt để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí và phát triển của trẻ em. Các khu vui chơi này thường bao gồm các trò chơi, cấu trúc chơi như xích đu, cầu trượt, thang leo, máng trượt, hòm cát và các hoạt động ngoài trời khác. Mục tiêu của các khu vui chơi trẻ em là tạo ra một môi trường an toàn, kích thích và thú vị để trẻ em có thể phát triển kỹ năng vận động, xã hội và sáng tạo.
→ Lưu ý khi lắp đặt khu vui chơi trẻ em cho các dự án cộng đồng
9. Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu
Nhóm công trình này được sử dụng cho mục đích giáo dục, đào tạo, nghiên cứu. Chúng bao gồm nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường có nhiều cấp học; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường hoặc trung tâm đào tạo khác,…
Với mục đích nghiên cứu, những nhóm công trình này gồm các trạm khí tượng thủy văn, trạm nghiên cứu địa chấn, cơ sở nghiên cứu vũ trụ; các trung tâm cơ sở dữ liệu chuyên ngành,…
Trên đây là những nhóm công trình công cộng mũi nhọn để phát triển xã hội! Đảm bảo phân bố hợp lý các nhóm công trình này, chúng ta sẽ xây dựng được một nền móng xã hội bền vững, văn minh và đầy tiềm năng phát triển!