Hướng dẫn các kỹ thuật di chuyển trong cầu lông giúp người tập làm chủ mọi tình thế

Ở bộ môn cầu lông, áp dụng cách di chuyển đúng sẽ giúp giữ sức, làm chủ được sân đấu và hạn chế chấn thương. Và dưới đây là bài viết tổng hợp kỹ thuật di chuyển trong cầu lông từ đơn bước đến đa bước giúp bạn ứng biến trước mọi đường cầu của đối thủ. Hãy cùng Mekong Sport khám phá nhé!

Hướng dẫn các kỹ thuật di chuyển trong cầu lông

Các nguyên tắc và kỹ thuật di chuyển trong cầu lông

Di chuyển trong cầu lông gồm 3 kỹ thuật chính: di chuyển đơn bước, di chuyển đa bước và di chuyển bước nhảy. Trước khi đi vào các kỹ thuật cụ thể này, dưới đây là một vài nguyên tắc trong di chuyển mà bạn cần nắm vững trước khi bắt đầu tập luyện:

  • Nguyên tắc 1: Hạ thấp trọng tâm trong mọi tình huống. Khi đứng thủ thế hãy hơi khuỵu đầu gối xuống để tăng độ linh hoạt cho cơ đùi và hông, giúp cơ thể có thể nhanh chóng phản ứng, xoay xở trước mọi tình huống. Tuy nhiên bạn cần lưu ý để không hạ quá thấp trọng tâm để tránh “khóa cứng” bản thân ở vị trí đang đứng. 
  • Nguyên tắc 2: Giữ khoảng cách rộng giữa 2 chân. Khi 2 chân rộng hơn vai, bạn vừa có thể hạ thấp trọng tâm cơ thể một cách tự nhiên, vừa dễ dàng di chuyển lên xuống, sang ngang tới mọi khu vực trong phần sân của mình. Đứng thẳng, hoặc hẹp chân, sẽ hạn chế bước di chuyển và khả năng với, rướn người của bạn, khiến bạn chậm nhịp hơn cho những trận đấu cần phản ứng nhanh.
  • Nguyên tắc 3: Khi đứng, dồn trọng tâm lên mũi chân, gót chân hơi nhấc nhẹ một cách tự nhiên. Tư thế này sẽ tạo độ linh hoạt, thanh thoát và nhẹ nhàng trong cách di chuyển hơn khi kết hợp với 2 nguyên tắc trước.

Và cuối cùng, hãy học cách chuyển đổi trạng thái linh hoạt. Sau khi đã làm chủ được các nguyên tắc và cách di chuyển trong cầu lông, bạn cần học được cách thả lỏng và bùng nổ đúng lúc, thay vì duy trì trạng thái căng cứng liên tục. 

Dưới đây là các bước di chuyển cơ bản trong cầu lông mà muốn chơi giỏi không thể không nắm!

tổng hợp kỹ thuật di chuyển trong cầu lông

Kỹ thuật di chuyển đơn bước trong cầu lông 

Di chuyển đơn bước dành cho những đường cầu có điểm rơi gần với vị trí trung tâm. Người chơi chỉ cần bước di chuyển bước ngắn là có thể đỡ cầu. Thế nên, khi di chuyển đơn bước, 1 chân được giữ làm trọng tâm và chân còn lại bước về hướng cầu rơi. Tuy nhiên, với mỗi chiều bước như sang ngang, lên trên, ra sau thì kỹ thuật di chuyển này có sự điều chỉnh nhất định. 

Kỹ thuật di chuyển đơn bước trong cầu lông: tư thế bước sang ngang

Di chuyển đơn bước sang được áp dụng khi cầu rơi về hướng bên tay trái, phải cách vị trí trung tâm 50~80 cm. Tư thế thực hiện như sau:

  • Giữ gót chân 1 bên làm trụ, bước chân còn lại bước sang bên cần đỡ cầu. Phẫn mũi của chân bước hướng về trước tạo thành 1 góc khoảng 45 độ so đường biên ngang. 
  • Khi bước, phần chân hơi khuỵu xuống và thân trên được giữ vững. Vì 2 chân quá thẳng sẽ khiến bước chân kém linh hoạt và việc cố định cơ thể giúp điều hòa trọng tâm, tốc độ bước nhanh hơn.
  • Bước đơn sang ngang giống như mở rộng khoảng cách 2 chân về phía đỡ cầu. Khi thực hiện, bạn lưu ý giữ cơ thể hướng về trước, phương ngang song song với lưới để trở về giữa sân kịp thời. 

Tùy theo tình thế thực tế,  người chơi sẽ xoay chuyển mũi chân hoặc độ dài bước chân sao cho phù hợp nhất. Song, những bước trên là nền tảng để thực hiện di chuyển hiệu quả và hạn chế chấn thương khi phải trở về trung tâm sau đó. 

Kỹ thuật di chuyển đơn bước trong cầu lông: tư thế tiến về phía trước

Nếu cầu rơi ở nữa sân trên hoặc trước mặt và chỉ cần 1 bước tiến lên để đỡ cầu thì người chơi sẽ thực hiện di chuyển di chuyển đơn bước tiến lên trên. Cụ thể thì kỹ thuật di chuyển này chia thành 2 cách bước, gồm:

  • Di chuyển đơn bước lên trên, đón cầu bên tay thuận: Cầu sẽ rơi trước mặt nhưng nghiêng về bên tay thuận nên chân thuận bước lên trên, chân còn lại giữ yên. Chân thuận sẽ hơi khuỵu, hạ xuống là điều phối trọng tâm của cả cơ thể. Tùy theo điểm rơi, bước chân dài, ngắn sẽ khác nhau nhưng góc bước sẽ tạo thành 45 độ và cơ thể nghiêng về trước. . 
  • Di chuyển đơn bước lên trên, đón cầu bên tay nghịch: Khi này, cầu rơi trước mặt nhưng  ở bên phía tay nghịch. Chân thuận bước chếch lên trên, đặt phía trên chân nghịch và vặn người theo cùng chiều. Trọng tâm dồn lên chân trái, chân phải hơi khuỵu và người đưa về trước khi đánh. 

Hướng dẫn các kỹ thuật di chuyển đơn bước trong cầu lông

Cách di chuyển đơn bước trong cầu lông: tư thế lùi ra sau   

Khi bạn dự đoán cầu sẽ rơi trúng người hoặc ngay sau lưng thì cần vận dụng kỹ thuật di chuyển đơn bước lùi ra sau. Giống với di chuyển bước đơn về trước, bước đơn về sau cũng có 2 cách: lùi về sau đỡ cầu bên tay thuận và lùi về sau đỡ cầu bên tay nghịch. Tuy nhiên, di chuyển lùi về sau đơn giản hơn.

Điểm rơi thuộc phía bên nào thì chân bên phía đó sẽ bước về sau, giữ trọng tâm như cột trụ để vào tư thế đánh cầu. Ví dụ cầu rơi về bên trái, chân trái sẽ đưa về sau, khuỵu nhẹ, chân phải duỗi thẳng, bàn chân hơi nhón để mở rộng cơ thể. Chân đạp mạnh khi thực hiện cú đánh và trở về trọng tâm sau. Ngược lại, chân phải sẽ đưa về sau nếu cầu rơi về bên phải. 

Kỹ thuật di chuyển đa bước trong cầu lông 

hướng dẫn kỹ thuật di chuyển đa bước trong cầu lông

Di chuyển đa bước được áp dụng khi đối thủ đánh những đường cầu xa, sâu nhất là những đường cầu về cận biên. Kỹ thuật này kết hợp nhiều bước chân để di chuyển về điểm rơi và trở lại trung tâm sân chuẩn bị cho đường cầu sau. Tương tự như di chuyển đơn bước, di chuyển đa bước gồm: tư thế bước sang ngang và tiến lên, lùi ra sau. 

Kỹ thuật di chuyển đa bước trong cầu lông: tư thế bước sang ngang 

Di chuyển sang ngang nhiều bước trong khi tầm mắt quan sát cầu bay là kỹ thuật tương đối khó. Trong đó, kỹ thuật này còn 2 cách di chuyển khác nhau là sang ngang với bước đệm và sang ngang với bước chéo. 

Sang ngang với bước đệm là khi muốn đỡ cầu bên phải, chân trái sẽ kéo lại đặt cạnh chân phải, giống như một bước đệm nhỏ. Nhờ đó, chân phải lấy đà, bước tiếp sang phải. Chân trái tiếp tục kéo lại, đặt cạnh chân phải như 1 vòng lặp, cho đến khi gặp điểm rơi. Nếu muốn đỡ cầu bên trái theo kiểu di chuyển này thì thực hiện ngược lại, chân phải sẽ thực hiện bước đệm và chân trái bước sang ngang. 

Sang ngang bước chéo dành cho trường hợp điểm rơi bên trái, chân phải bước chếch lên trên, đặt trước mũi chân trái. Lúc này, chân trái bước sang ngang, mở rộng thân trên để đón cầu. Ngược lại, chân trái sẽ bước chéo lên khi cần đỡ cầu bên phải. 

hướng dẫn cách di chuyển đa bước trong cầu lông

Bước sang ngang với bước đệm sẽ hạn chế chấn thương còn bước chéo chân sẽ đáp ứng về tốc độ cao hơn. Những người mới thường chọn di chuyển đa bước sang ngang với bước đệm trước. Khi đã làm quen với việc làm chủ sân đấu, di chuyển đa bước chéo chân là sự lựa chọn tối ưu hơn giúp người chơi kịp thời đỡ và phản công khi cầu rơi cận biên. 

Cách di chuyển đa bước trong cầu lông: tư thế lùi và tiến 

Chân trụ và cơ thể khi di chuyển đa bước tiến, lùi gần như tương tự nhau. Vì khi này cả 2 chân đều di chuyển chứ không còn phụ thuộc vào chân trụ như di chuyển đơn bước. Tùy theo điểm rơi của cầu, 2 chân luân phiên nhau lùi hoặc tiến tiếp bước để đỡ cầu. Nếu cầu rơi về sau, bên góc phải, thì chân phải sẽ di chuyển trước và ngược lại. 

Song, số bước chân di chuyển có giới hạn, chỉ dao động từ 2 đến 3 bước. Người chơi cần tính toán khoảng rộng bước chân vừa đủ để kịp đỡ cầu và trở về giữa sân. 

Điểm khác nhau lớn nhất giữa di chuyển đa bước tiến và lùi là tư thế khi đánh. Khi đã tiến đa bước, tức là bạn đã rất sát lưới nên chỉ cần 1 lực vừa phải để cầu qua sân, nhất là với kỹ thuật bỏ nhỏ. Nhưng nếu đang ở cuối sân, bạn cần đẩy mạnh cơ thể nghiêng về trước, bằng không, cầu sẽ giảm lực khi đến bên kia sân và tạo điều kiện cho những đòn phản công hiểm hóc  từ đối thủ. 

Cách di chuyển bước nhảy trong cầu lông khi tấn công 

hướng dẫn cách di chuyển trong cầu lông

Di chuyển bước nhảy chủ yếu được áp dụng khi cần đập cầu. Lợi dụng sức mạnh cơ thể để phát huy lực đập, giành điểm dứt khoát. Có 2 kiểu bật nhảy. Thứ nhất, bật nhảy không cần lấy đà, độ cao vừa phải sẽ là bật nhảy về trước. Kiểu nhảy còn lại bật nhảy lên cao hay còn gọi là chặn cầu. 

Bật nhảy về trước sẽ dùng sức mạnh bộc phát của chân để bật người lên cao, đón cầu. Chân cùng bên với tay đón cầu sẽ đưa về trước. Chân còn lại hơi cong và tiếp đất trước, làm trụ để đón cơ thể. Sau cùng, hai chân cùng trở về tư thế cân bằng, hai chân hơi khuỵu để tiếp tục đón cầu.

Với bật nhảy lên cao (chặn cầu), ban đầu, hai chân hơi khuỵu, hạ trọng tâm để lấy đà. Sau đó, bạn dồn lực vào cổ, bắp chân để bật nhảy lên cao. Tại vị trí thích hợp, cơ thể vươn ra sau, vươn tay, mở vợt để đón cầu. Chân thuận tay với vợt sẽ tiếp đất trước, chân còn lại nhanh chóng hạ xuống, lấy lại trọng tâm. 

Kỹ thuật chơi cầu lông thường không quá phức tạp, di chuyển chân cũng vậy. Suy cho cùng, cầu lông là môn thể thao đế cao tốc độ và khả năng di chuyển linh hoạt  trong không gian hẹp. Điểm mấu chốt là bạn cần luyện tập thường xuyên để thành thạo tất cả các cách trên. Như vậy, bạn có thể ứng biến trước mọi thế trận và tạo ra tiền đề cho những cú đánh ghi điểm hoàn hảo.

Có thể bạn quan tâm: 

Tin tức khác

Call: 0907.996.379 Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0907.996.379 SMS: 0907.996.379