Nắm bắt độ tuổi phát triển chiều cao của nam để không trở nên thấp bé

Chiều cao luôn là vấn đề được quan tâm nhất khi nói đến hình thể con người, đặc biệt là nam giới. Hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao sẽ giúp thanh thiếu niên không bị “mất oan” chiều cao và bỏ lỡ các cột mốc phát triển thể chất quan trọng. Vậy, thời điểm chủ chốt để phát triển chiều cao là lúc nào, được quyết định bởi yếu tố ra sao? Cùng tìm hiểu với MekongSport nhé!

Độ tuổi phát triển chiều cao của nam

1. Độ tuổi phát triển chiều cao của nam là khi nào

Tuổi phát triển chiều cao của con trai ở giai đoạn dậy thì là nhanh nhất, đặc biệt là khoảng 1 – 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì. 

Về khoảng thời gian dậy thì ở nam giới, chúng ta có xu hướng chia thành hai loại: trưởng thành sớm (bắt đầu dậy thì khoảng 9-12 tuổi) và trưởng thành muộn (bắt đầu dậy thì khoảng 13-14 tuổi). Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp hiếm hoi bé trai dậy thì sớm khi 9 tuổi, cũng có bé dậy thì muộn ở tuổi 15. Nhìn chung, trung bình đa số chiều cao của con trai phát triển vượt trội nhất ở độ tuổi từ 12 – 15.

Tốc độ tăng chiều cao tuổi dậy thì

Trong giai đoạn dậy thì, chiều cao cực đại mà các bé trai đạt được chiếm 92% chiều cao khi trưởng thành. Trung bình, bé trai có xu hướng tăng khoảng 7,6cm mỗi năm trong giai đoạn này. 

Ngoài ra, việc dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên. 

Cụ thể, dậy thì sớm là hiện tượng bé gái dậy thì xuất hiện trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Dậy thì sớm thường tiết ra các hormon kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm, những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mà gen di truyền của trẻ quy định. 

Khả năng phát triển chiều cao sau tuổi dậy thì

Hầu hết bé trai sẽ ngừng phát triển chiều cao vào năm 16 tuổi và thường phát triển toàn diện vào năm 18 tuổi. Một số trường hợp hiếm hoi có thể tiếp tục cao thêm 2-3 cm trong những năm cuối tuổi thiếu niên (20 tuổi), tùy vào thể trạng từng người, lối sống, môi trường sống…. Đối với nam giới dậy thì muộn, khả năng tăng trưởng đôi khi có thể kéo dài tới tuổi 22, tuy nhiên mức tăng rất chậm.

Lý do ngừng tăng chiều cao sau dậy thì

Trẻ có thể cao lên là do sự phát triển ở sụn tăng trưởng (hay còn gọi là sụn tiếp hợp) nằm ở các đầu xương. Các dưỡng chất khi bổ sung vào cơ thể sẽ bồi đắp một phần vào vị trí này, giúp xương dài ra. Khi dậy thì xong, phần sụn này đóng/ngừng hoạt động, xương sẽ cốt hóa, đồng nghĩa với sự kết thúc của quá trình tăng chiều cao. 

Sau thời điểm này, mọi phương pháp cải thiện tự nhiên đều không mang lại tác dụng tích cực. Bạn chỉ có thể cải thiện chiều cao bằng các tips lựa chọn trang phục hoặc phẫu thuật kéo dài chân. 

2. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chiều cao ở nam?

độ tuổi tăng trưởng chiều cao của nam và các yếu tố ảnh hưởng

Phần lớn chiều cao được quyết định bởi di truyền học. Tuy nhiên, các yếu tố khác như thời gian ngủ và chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng đối với tốc độ phát triển chiều cao ở nam giới. Cụ thể:

Di truyền học

Để trả lời cho câu hỏi “chiều cao quyết định bởi yếu tố nào?”, một nghiên cứu lớn nhất về chiều cao được tiến hành với tệp mẫu là DNA từ hơn 5.4 triệu người đã được thu thập, đã xác định được hơn 12.000 biến thể di truyền ảnh hưởng đến chiều cao. 

Một số gen này ảnh hưởng đến các đĩa tăng trưởng của xương và các gen khác sẽ quy định đến việc sản xuất các hormone tăng trưởng. Điều này cho thấy, yếu tố di truyền ảnh hưởng kha khá đến chiều cao trung bình của con trẻ. 

Dinh dưỡng từ lúc trong bụng mẹ 

Bên cạnh duy truyền học, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng không kém trong chiều cao của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường bị còi cọc, chậm phát triển, chiều cao cũng sẽ bị hạn chế.

Cụ thể, khẩu phần ăn thiếu protein là nguyên nhân phổ biến nhất gây hạn chế phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ.Ngoài ra, thiếu hụt khoáng chất, vitamin D, vitamin A cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của trẻ. Chế độ dinh dưỡng của bé phải được thiết kế thông minh, nghiêm ngặt từ trong bụng mẹ, không nên chờ đến dậy thì rồi mới quan tâm. 

Thói quen ít vận động để tăng chiều cao tuổi dậy thì

Các bậc cha mẹ ngày nay chăm sóc con quá kỹ: không cho con tự vận động, đi đâu cũng đưa đón, trẻ ít vận động ngoài trời và ngồi xem tivi, đọc truyện, say mê vi tính thay vì chơi thể thao. Điều này là một điểm trừ rất lớn trong việc phát triển chiều cao cho con. 

Để được đạt tối đa chiều cao trong độ tuổi dậy thì, ba mẹ nên tạo điều kiện và khuyến khích trẻ thường xuyên luyện tập đa dạng các bộ môn tăng chiều cao như như đạp xe, đi bộ, bơi lội, bóng rổ, cầu lông… 

Không chỉ là luyện tập ở trường lớp, nhà thể thao, nếu có điều kiện, gia đình cũng có thể lắp đặt các sân thể thao mini tại gia để trẻ thường xuyên luyện tập. Hiện tại, đã có nhiều đơn vị thi công và cung cấp các sân bóng đá, bóng rổ, cầu lông, hồ bơi mini tại nhà với giá cả hợp lý. Hãy khuyến khích bé rủ anh em, bạn bè cùng luyện tập, hoặc chính ba mẹ nên dành thời gian chưa đùa, tập luyện với bé mỗi tuần. 

Có thể bạn quan tâm: 

Giấc ngủ của trẻ

Nhiều gia đình có khuynh hướng ngủ muộn (sau 22 giờ) làm rút ngắn giấc ngủ sâu. Một giấc ngủ sâu bắt đầu từ khoảng 21 giờ, khoảng 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormon tăng trưởng cao nhất, kích thích xương dài hơn. Ngủ là khoảng thời gian để cơ thể sản xuất các hormone tăng trưởng và hormone kích thích tuyến giáp. Đây là 2 loại hormone cần thiết cho sự phát triển của xương.

Ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến thấp còi. Tuy nhiên, hiện tại vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu đầy đủ hơn về vai trò của giấc ngủ đối với sự phát triển chiều cao của trẻ.

các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát triển chiều cao ở nam

Thời kỳ mang thai và sinh đẻ của mẹ

Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, iod, sắt, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA)… để con phát triển khỏe.

Sinh con thiếu tháng và nhẹ cân dễ dẫn đến thiếu chiều cao sau này.

Thuốc men

Một số loại thuốc kích thích được sử dụng trong điều trị rối loạn ADHD có thể gây chậm phát triển chiều cao. Tuy nhiên, hiện vẫn cần nghiên cứu thêm.

Năm 2015, nghiên cứu trên 410 trẻ độ tuổi từ 0,9 đến 16,1 đã tìm hiều về mối liên hệ giữa các chất kích thích điều trị ADHD và nguy cơ thấp còi. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các loại thuốc này dẫn đến việc tạm ngừng tăng trưởng chiều cao và cân nặng. Ngay cả sau 6 năm ngừng dùng thuốc, những đứa trẻ vẫn không bắt kịp tốc độ phát triển dự tính.

Trong khi đó, vào năm 2014, một nghiên cứu khác trên 340 trẻ mắc chứng ADHD cho đến khi trưởng thành đã kết luận rằng thuốc kích thích không ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.

Môi trường sống

Xã hội công nghiệp hóa, không khí ô nhiễm, trẻ hút thuốc thụ động, tiếng ồn, dịch bệnh, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh mạn tính, sử dụng thuốc kháng sinh liều cao liên tục trong thời gian dài, dùng thuốc thiếu sự tư vấn của bác sĩ cũng gây hại cho quá trình phát triển về thể chất và chiều cao của trẻ.

Tình trạng sức khỏe

Các bệnh di truyền hoặc mãn tính có thể làm tăng nguy cơ còi cọc gồm có:

  • Bệnh tuyến giáp
  • Hội chứng Turner
  • Loạn sản sụn xương
  • Hội chứng Down
  • Hội chứng Russell-Silver
  • Bệnh về xương
  • Thừa cân, béo phì

→ Có thể bạn quan tâm: Các tăng chiều cao từng độ tuổi 

Trên đây là thông tin về độ tuổi phát triển chiều cao của nam và những yếu tố tác động. Hi vọng bạn sẽ ứng dụng những kiến thức này hiệu quả trong quá trình cải thiện chiều cao của bản thân hoặc con cái sau này!

Tin tức khác

Call: 0907.996.379 Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0907.996.379 SMS: 0907.996.379