Máy đi bộ có tác dụng gì? Hướng dẫn tập luyện hiệu quả với máy tập đi bộ trên không

Có không ít chuyên gia sức khỏe, huấn luyện viên thể thao khuyên dùng máy đi bộ như một công cụ hỗ trợ tập luyện hiệu quả cao. Vậy chính xác máy đi bộ có tác dụng gì? Cùng Mekong Sport tìm hiểu thật kỹ trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục hiện

Máy đi bộ có tác dụng gì? 6 lợi ích của việc đi bộ trên máy

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều những dòng thiết bị hỗ trợ chăm sóc, rèn luyện sức khỏe, điển hình như những loại máy tập đi bộ. Tác dụng của việc đi bộ trên máy mang lại cho người tập rất đa dạng, ngoài việc tiết kiệm thời gian, chủ động giờ giấc, tối thiểu hóa chấn thương, không gián đoạn bởi thời tiết ngoại cảnh, máy đi bộ còn mang tới 6 lợi ích sau: 

1. Săn chắc cơ bắp toàn thân – một trong những tác dụng của đi bộ không thể bỏ qua

Cơ bắp săn chắc là một trong những lợi ích nền tảng của máy đi bộ đối với người luyện. Không chỉ tác động tới phần thân dưới, đi bộ còn là bài tập toàn thân, tác động trực tiếp lên các nhóm cơ bụng, chân, đùi, mông, lưng, giúp tăng tính linh hoạt cho cơ thể và tăng sức bền cho cơ bắp. Nếu tập luyện thường xuyên, kết hợp với đi bộ nhanh – chậm, đi ngược, leo dốc, bạn sẽ nhanh chóng có được vóc dáng ưng ý mà không cần ‘cố sống cố chết’ tập luyện.

máy đi bộ có tác dụng gì
Đi bộ làm săn chắc cơ bắp

2. Đi bộ trên máy giúp giảm mỡ thừa, đốt cháy calo hiệu quả

Đi bộ giảm mỡ bụng là lợi ích được nhiều người quan tâm, đặc biệt là chị em phụ nữ. Tập trên máy đi bộ sẽ giữ cho toàn bộ cơ thể của bạn hoạt động, nhất là cơ bụng, cơ mông và vai. Quá trình tập luyện sẽ giúp các cơ nóng lên và nâng cao khả năng đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Nếu bạn đi bộ trên máy khoảng 30 phút, bạn có thể đốt cháy khoảng 250 calo.

Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp với các bài tập đi bộ nhanh để gia tăng hiệu quả đốt mỡ. Đây là bài tập thân thiện với cơ thể hơn chạy bộ nhưng lại vô cùng hiệu quả với việc thon gọn đùi, eo. Để bắt đầu, bạn có thể di chuyển nhẹ nhàng trong 5 phút đầu tiên, sau đó tăng tốc nhanh nhất có thể trong khuôn khổ đi bộ trong 10 phút tới. Trong 5 phút tiếp theo, bạn có thể đi bộ theo chiều ngược lại với tốc độ nhanh và giảm dần nhịp độ ở 5 phút cuối cùng.

Điều quan trọng là bạn phải hình thành nên thói quen, có kế hoạch, đừng bỏ cuộc giữa chừng sẽ không mang lại hiệu quả mà bạn mong muốn.

3. Đi bộ tập thể dục đều đặn giúp giảm các vấn đề xương khớp

Các bác sĩ tin rằng tập thể dục trên máy đi bộ làm tăng mật độ xương và giúp hệ xương trở nên chắc khỏe và linh hoạt hơn. Đồng thời, việc tập thể dục cũng giúp hạn chế các vấn đề về xương khớp như đau khớp gối, viêm khớp, đau nhức chân,… Việc đi bộ thường xuyên còn giúp bạn tăng chiều cao do xương dài ra, giúp xương không bị giòn và hạn chế vấn đề loãng xương khi về già rất hiệu quả.

tác dụng của máy tập đi bộ là gì
Đi bộ nhiều có tác dụng gì?

4. Đi bộ giúp giải tỏa căng thẳng nhanh trước áp lực hàng ngày

Tương tự như các hoạt động thể dục thể thao khác, đi bộ giúp bạn sản sinh ra hormone hạnh phúc – endorphins. Nó có tác dụng chống lại những cảm xúc tiêu cực, giúp bạn vui vẻ, giảm stress và căng thẳng rất hiệu quả. Bởi vậy, mỗi khi gặp bế tắc trong công việc hay cuộc sống, các hoạt động thể chất như đi bộ đường dài, trekking, leo núi thường là cách để giải tỏa đầu óc tốt nhất, giúp mọi suy nghĩ thêm thông thoáng và thấu suốt hơn!

5. Cải thiện chất lượng giấc ngủ, thoát cảnh trằn trọc mỗi ngày

Tập luyện trên máy đi bộ sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn, giúp ngủ sâu và ngon giấc. Đồng thời, bạn cũng dễ đi vào giấc ngủ hơn vì năng lượng cơ thể bạn sẽ bị đốt cháy trong quá trình tập luyện đi bộ. Nhờ đó, bạn sẽ có được giấc ngủ ngon và sâu hơn vào ban đêm. Nếu bạn thường xuyên gặp phải các triệu chứng mất ngủ, khó ngủ thì hãy thử đi bộ trên máy đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể và tích cực.

6. Máy tập đi bộ tốt cho hệ tim mạch và phổi

Bạn có biết đi bộ mỗi ngày có tác dụng gì cho sức khỏe tim mạch hay phổi không? Theo Hội Tim mạch Việt Nam, đi bộ nói riêng hay tập thể dục nói chung có tác dụng làm giảm các yếu tố gây bệnh tim mạch như huyết áp cao và lượng cholesterol trong máu cao. Hơn nữa, tập thể dục trên máy đi bộ còn giúp tăng lượng oxy cung cấp cho các tế bào, giúp máu lưu thông tốt hơn, cải thiện đáng kể cho hệ tim mạch. 

Đi bộ không chỉ tốt cho tim mạch còn tốt cho hệ hô hấp, phổi, giúp nhịp thở của bạn ổn định. Từ đó, carbon và các chất độc hại có thể được loại bỏ hiệu quả hơn. Để tăng cường hoạt động của phổi và giúp cải thiện sức khỏe, bạn nên thực hiện hít thở đều đặn trong khi đi bộ.

→ Xem thêm: Lợi ích của việc đi bộ là gì để có cách tập luyện phù hợp.

2. Đi bộ thông thường và tập luyện với máy đi bộ cái nào tốt hơn?

Ai cũng biết việc đi bộ mang lại nhiều ích lợi. Tuy nhiên, tập luyện với máy và tập luyện không có sự hỗ trợ của máy thì cái nào hiệu quả hơn? Cùng Mekong Sport so sánh một số yếu tố cơ bản sau:

1. So sánh về khả năng chấn thương khi đi bộ

Việc tập luyện đi bộ hằng ngày đôi khi cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu bạn không có một địa điểm đảm bảo an toàn, tách biệt với phương tiện giao thông. Để tránh các tổn thương không đáng có, bạn có thể tham khảo việc tập luyện trên các loại máy đi bộ ngoài trời tại công viên, khu dân cư. 

Máy đi bộ được lắp đặt ở hầu hết những khu vực kể trên vì tránh được một số những chấn thương như đau bàn chân, đau khớp,…cho người tập luyện. Hầu hết các thiết bị tập luyện đi bộ đều được thiết kế để nâng đỡ, hỗ trợ người tập, ít tốn sức, tiện lợi cho tập luyện tại chỗ. 

Bên cạnh đó, thay vì tập luyện ngoài đường khói bụi, bạn hoàn toàn có thể hít thở không khí trong lành khi tập luyện trên các thiết bị đi bộ trên không vì những khu vực công viên, khu dân cư đều được bao quanh bởi cây xanh tươi mát, mang tới lợi ích kép cho quá trình tập luyện.

ưu điểm của máy đi bộ trên không
Máy đi bộ có tác dụng gì?

2. So sánh về yếu tố tối ưu chi phí

Những thiết bị ngoài trời như máy đi bộ thường là thiết bị công cộng được lắp đặt tại những khu vực dân cư sinh sống, công viên, trường học nhằm phục vụ người dân tốt nhất trong việc rèn luyện cơ thể. Chính vì thế, bạn hoàn toàn không cần tốn quá nhiều chi phí đầu tư phòng tập gym tại nhà, mà vẫn có thể tập luyện hiệu quả nhờ có thiết bị ngoài trời hỗ trợ. 

3. So sánh về tính hiệu quả trong tập luyện giữ đi bộ thể dục và đi bộ trên máy

Chính nhờ vào thiết kế hữu ích từ chiếc máy đi bộ ngoài trời mà người tập hoàn toàn có thể nâng cao hiệu quả nhanh chóng. Người tập có thể vận dụng những chuyển động chân – tay kết hợp của thiết bị để tập luyện đồng thời cho cả cho vùng tay lẫn chân và hơn hết là toàn bộ cơ thể. Bởi vậy nếu so sánh về các nhóm cơ hoạt động, đi bộ trên mánh mang tới hiệu quả đồng đều hơn.

Ngược lại, đi bộ quanh các khuôn viên, con dốc lại mang tới sự đa dạng hơn trong cách tập. Bạn có thể đi giật lùi, leo dốc thay vì tập 1 bài cố định trên máy đi bộ!

2.4. Mức độ tương thích với người lớn tuổi

Việc đi bộ hằng ngày đúng cách rất có lợi cho người lớn tuổi. Tuy nhiên, người tuổi càng cao đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch cơ thể càng suy yếu, nhiều bộ phận cũng bị lão hóa dần. Chính vì thế mà việc tập luyện ngoài trời với nhiều yếu tố tác động như bầu không khí, xe cộ, tiếng ồn, quãng đường,…có thể sẽ ảnh hưởng không tốt với sức khỏe của họ.

Lúc này, những thiết bị ngoài trời như máy tập đi bộ sẽ là sự lựa chọn vô cùng sáng suốt cho người lớn tuổi. Họ sẽ được trợ lực từ thiết bị, cùng với đó là chế độ vận hành đơn giản sẽ giúp cho những bài tập luyện thêm hiệu quả, dễ dàng và an toàn hơn rất nhiều.

5. So sánh về ảnh hưởn của yếu tố không khí ảnh hưởng đến đi bộ thể dục

Đầu tiên, sự khác biệt lớn nhất giữa đi bộ ngoài trời và đi bộ trên máy đi bộ là lực cản của không khí. Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Brighton ở Anh cho thấy bạn gặp phải tình trạng này khi hoạt động ngoài trời. Các nhà nghiên cứu cho biết, để khắc phục điều này, nhiều chuyên gia khuyên nên dùng các thiết bị đi bộ để thay thế cho việc đi bộ thông thường. 

Những thiết bị cố định sẽ giúp cho những bài tập luyện được diễn ra thông suốt với một lực cản thấp, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hướng dẫn tập luyện hiệu quả với máy đi bộ trên không

Trước khi tập luyện, chúng ta cần có sự hiểu biết nhất định về thiết bị để tránh chấn thương và mang lại tính hiệu quả cao. Cùng xem một số lưu ý sau:

  • Khởi động trước khi bước lên máy chạy bộ là điều cần thiết. Việc khởi động sẽ giúp làm nóng cơ thể, các cơ, khớp giãn nở, giúp bạn tránh chấn thương khi tập luyện.
  • Bạn phải tập luyện đi bộ trên máy đúng tư thế: Giữ lưng, đầu, cổ trên 1 đường thẳng. Bạn phải bám 2 tay chắc trên tay cầm của máy. Sau đó bước chân trụ lên trên bàn đạp trước, tiếp đó dùng lực để nhấc chân thứ 2 lên. Đồng thời, bạn phải giữ chân thẳng trong khi tập.
  • Đối với máy đi bộ trên không, bạn cần tập luyện với tốc độ chậm đến trung bình và nhanh dần khi đã quen. 
  • Nếu muốn tập cho vùng mông thêm săn chắc, bạn nên tập luyện với sải chân dài. Hãy nhớ đừng dùng sải chân nhỏ để tập luyện, vì sải chân nhỏ khiến nhịp tim giảm xuống, lượng calo tiêu thụ không đủ, không đạt được hiệu quả tập luyện.
  • Một điều cần lưu ý khác là bạn cần mặc trang phục thoáng mát, có độ co giãn phù hợp. Đừng mặc quần áo quá bó sát, thấm hút mồ hôi kém, mang giày cao gót,…sẽ khiến bạn dễ gặp chấn thương. 
  • Lưu ý tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc nhở bạn chính là cần hít thở đều khi tập luyện trên máy tập thể dục đi bộ ngoài trời. Khi thấy có dấu hiệu mệt mỏi, khó thở, cần giảm tốc độ và dừng tập để tránh bị ngất, đột quỵ,…
  • Điều lưu ý cuối cùng mà Mekong Sport muốn bạn tham khảo chính là dù tập luyện bất kỳ môn thể thao nào thì việc cân bằng dưỡng chất là rất quan trọng. Trước và sau khi tập luyện đi bộ, bạn đều cần bổ sung dinh dưỡng. Đó có thể là các món ăn từ thịt, cá, trứng, sữa, rau,… Bên cạnh đó, Whey cũng là một nguồn cung cấp protein nhanh chóng được giới chuộng thể thao ưu thích. 
Máy đi bộ trên không có tác dụng gì?
Máy đi bộ trên không có tác dụng gì?

Tổng hợp các câu hỏi về đi bộ thể dục

1. Một ngày nên đi bộ bao nhiêu Km?

Nếu bạn đang thắc mắc đi bộ bao nhiêu bước mỗi ngày? Hoặc mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu Km? Thì những thông tin dưới đây là dành cho bạn. 

Đối với những ai chưa từng tập thể dục, tập luyện không có kế hoạch hoặc dành hầu hết thời gian cho việc ngồi một chỗ thì mục tiêu đầu tiên của bạn có thể là bắt đầu đi bộ 5.000 bước hoặc 2,5 Km mỗi ngày. Khi bạn đã tập luyện 5.000 bước mỗi ngày một cách thuần thục thì bạn có thể tăng mục tiêu lên 7.500 bước. Và hãy nâng lên 10.000 bước khi bạn cảm thấy có thể có thể thích nghi tốt trong thời gian dài.

1 ngày nên đi bộ bao nhiêu bước
Nên đi bộ bao nhiêu bước mỗi ngày?

2. Có kinh nguyệt có nên đi bộ không?

Ngay cả các chuyên gia phản đối việc tập thể dục cường độ cao hoặc tập thể dục trong thời kỳ sinh lý cũng không thể không đồng ý rằng đi bộ là một trong những bài tập hiệu quả nhất giúp điều chỉnh chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Dù là trước hay trong kỳ kinh nguyệt, nếu như bạn không quá đau đớn, bạn có thể đi lại trong nhà, đi dạo trong công viên hoặc tập luyện đi bộ trên máy đi bộ,…đều rất tốt cho cơ thể.

3. Đi bộ thời điểm nào tốt nhất?

Đi bộ buổi tối có tốt không?

Theo chuyên gia thì đi bộ buổi tối rất tốt cho việc rèn luyện cơ thể bởi đây là thời điểm cơ thể cần được thư giãn bằng những bài tập nhẹ nhàng. Thêm vào đó, buổi tối cũng là lúc chúng ta không vướng bận với công việc, có đủ thời gian cho tập luyện.

Đi bộ buổi sáng tốt không?

Không ít người lựa chọn đi bộ vào mỗi buổi sáng vì họ tin rằng việc vận động vào sáng sớm sẽ hít thở được không khí trong lành, không có khói bụi ô nhiễm. Một lý do khác là cơ thể sẽ được làm nóng, tiếp thêm năng lượng cho một ngày dài năng động sắp tới. Khi dậy sớm, bạn có thể có nhiều thời gian hơn để tập luyện cùng máy đi bộ ngoài trời tại các công viên gần nhà.

Ngoài ra, đi bộ buổi sáng còn giúp não bộ được minh mẫn, giúp cho việc giải quyết công việc được hiệu quả hơn.

Đi bộ buổi sáng hay đi bộ buổi tối tốt hơn?
Nên đi bộ buổi sáng hay đi bộ buổi tối tốt hơn?

Đi bộ buổi sáng cũng rất tốt cho cơ thể

Với bài viết về máy đi bộ có tác dụng gì cùng những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn có được nhiều kiến thức trong việc sử dụng loại thiết bị tiện dụng này. Chúc bạn có sức khỏe tốt và đừng bỏ tập giữa chừng nhé!

Tin tức khác

Call: 0907.996.379 Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0907.996.379 SMS: 0907.996.379