Khu vui chơi cho trẻ em luôn là nơi mang lại nhiều niềm vui và hạnh phúc cho các bé, nhưng những niềm vui này chỉ trọn vẹn khi người lớn đảm bảo được an toàn tuyệt đối cho con, đặc biệt là khi trẻ thường không nhận thức được nguy hiểm mà chỉ mải mê chơi đùa. Thực tế, những tiêu chí để đảm bảo an toàn cho trẻ có rất nhiều, và để không vô tình bỏ sót điều gì đó, hãy đảm bảo kiểm tra xem quá trình thu công khu vui chơi trẻ em của bạn đã đáp ứng được những tiêu chí dưới đây chưa nhé!
1. Lựa chọn địa điểm phù hợp để thi công khu vui chơi trẻ em
Yếu tố đầu tiên, và cũng là quan trọng nhất cần lưu tâm là vị trí của khu vui chơi cho trẻ. Những nhà thầu cần chọn một khu vực có không gian rộng và đủ để lắp đặt các thiết bị chơi mà không gây cảm giác chật chội, đồng thời đảm bảo an toàn cho các bé.
Vị trí khu vui chơi nên tránh xa các nguồn nguy hiểm như những khu vực giao thông sầm uất (chợ, trường học,…), hồ nước, hố sâu, hay khu vực có nguy cơ rơi vật từ trên cao (như công trường xây dựng,…) Ngoài ra, dù được lắp đặt ở vị trí nào, bạn cũng cần đảm bảo khu vực chơi được bảo vệ và rào kín để trẻ không thể tự ý ra khỏi khu vực một cách dễ dàng.
2.Lựa chọn thiết bị thiết bị khu vui chơi ngoài trời an toàn cho trẻ em:
Khi lựa chọn thiết bị khu vui chơi trẻ em, việc đảm bảo chất lượng, chính hãng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bạn cần cân nhắc các yếu tố dưới đây để đảm bảo an toàn cho trẻ em:
Thiết bị khu vui chơi phải có chứng nhận tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn:
Bạn nên chọn những thiết bị vui chơi đã được chứng nhận và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn của các tổ chức uy tín như Chứng nhận an toàn của Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Quatest), Chứng nhận của Tổ chức Kiểm định và Chứng nhận Kỹ thuật (QUACERT), Chứng nhận của Trung tâm Nghiên cứu Kiểm định Vật liệu Xây dựng (Vinacontrol)…
Mua thiết bị phù hợp với độ tuổi của trẻ:
Chọn thiết bị vui chơi phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của trẻ em. Thiết bị phù hợp với khả năng và kỹ năng của từng nhóm tuổi, gồm mầm non, tiểu học, trung học, đều có những tiêu chí về kích thước khác nhau.
→ Thiết bị khu vui chơi trẻ em cho từng độ tuổi
Chất liệu và cấu trúc thiết bị sân chơi trẻ em phải lựa chọn hợp lý:
Đừng quên kiểm tra chất liệu và cấu trúc của thiết bị vui chơi để chắc chắn chúng không có góc cạnh sắc nhọn hay các bộ phận gây nguy hiểm. Các bu lông, ốc vít và các phần kết nối cũng phải được đảm bảo được cài đặt ăn khớp và không gây mất an toàn.
Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo rằng thiết bị không có các phần nhỏ có thể gây nguy hiểm khi trẻ vô tình nuốt chửng chúng. Chưa hết, chất liệu của các thiết bị chơi cũng cần an toàn, không gây độc hại cho trẻ em khi tiếp xúc.
3. Chú ý đến nền bề mặt khi lắp đặt khu vui trẻ em
Lát nền sân phù hợp cho khu vui chơi ngoài trời trẻ em là điều rất quan trọng. Bạn nên chọn nền bề mặt có đàn hồi để giảm thiểu chấn thương khi trẻ rơi xuống như cỏ nhân tạo, gạch cao su, mùn cao su và cát trắng; tránh dùng các nền gạch, nhựa đường và bê tông.
Đồng thời, đừng quên kiểm tra sau khi thi công để loại bỏ hết các khớp nối nhô lên, các cạnh nhọn, mấp mô. Các sân chơi gồ ghề, thành bằng phẳng, loại trừ hết vật cản nguy hiểm như đinh, gọng kính, hoặc đồ vụn cần phải được xử lý hết thì mới tối thiểu nguy cơ bị thương cho trẻ.
4. Bố trí không gian hợp lý cho khu vui chơi trẻ em ngoài trời
Việc bố trí các thiết bị chơi đôi lúc lại bị bỏ qua bởi nhiều người lớn, vì họ luôn nghĩ càng có nhiều thiết bị vui chơi thì càng tốt nên cố gắng nhồi nhét đủ thứ vào sân chơi. Thực tế, bạn cần cân nhắc chọn lựa số liệu và kích thước các thiết bị vui chơi, đồng thời bố trí chúng không quá gần nhau để tránh va chạm giữa trẻ em khi đùa giỡn, đồng thời giảm nguy cơ mâu thuẫn và xô đẩy, giành giật nhau.
Có đủ không gian cho trẻ chạy nhảy, leo trèo và vận động một cách tự do mà không bị hạn chế chính là một trong những yếu tố lớn nhất để trẻ được tự do, thoải mái trong khu vui chơi.
→ Có thể bạn quan tâm: 5 phong cách thiết kế khu vui chơi ngoài trời cho trẻ em
5. Đảm bảo an toàn hệ thống và hướng dẫn sử dụng khi thi công khu vui chơi trẻ em
Kể cả là khu vui chơi ngoài trời hay khu vui chơi trong nhà, bạn cũng cần quan sát và lắp đặt các lan can, cửa chắn và các biện pháp phòng ngừa nguy hiểm khác. Những rào chắn này sẽ giúp ngăn chặn trẻ tự ý tiếp cận các vùng nguy hiểm, như khu vực giao thông hoặc khu vực có các thiết bị cháy nổ,…
Hơn nữa, các khu vui chơi cũng cần đặt các bảng cảnh báo tại khu vực chơi để cung cấp thông tin quan trọng cho phụ huynh và trẻ em về các nguy hiểm tiềm ẩn và quy tắc an toàn khi chơi.
6. Bảo trì và kiểm tra định kỳ:
Đơn vị quản lý khu vui chơi cần lên lịch kiểm tra và bảo trì định kỳ các thiết bị vui chơi, nền bề mặt và hệ thống an toàn. Các khẩu bảo trì định kỳ sẽ bao gồm việc kiểm tra các thiết bị, sửa chữa các bộ phận hỏng, kiểm tra và thay thế nền bề mặt hư hỏng. Điều này sẽ giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề trước khi chúng trở thành mối nguy hiểm cho trẻ em.
7. Luôn có sự giám sát
Trong bất cứ trường hợp nào, phải luôn có sự giám sát từ người lớn để đảm bảo an toàn cho trẻ em. Người giám sát phải liên tục quan sát và hiểu tâm lý trẻ để kịp thời phát hiện những tình huống nguy hiểm, đồng thời ngăn chặn các hành vi xô đẩy không đáng có.
Việc đảm bảo an toàn khi thi công khu vui chơi trẻ em là một nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình xây dựng của nhà thầu. Bằng cách tuân thủ những lưu ý trên, chúng ta có thể tạo ra một môi trường an toàn và thú vị cho trẻ em, giúp chúng phát triển và khám phá thế giới một cách an toàn và tự tin. Vì vậy, hãy thật cẩn thận và đầu tư nhé!
Có thể bạn quan tâm: