Đi bộ và đạp xe đều là những bài tập đơn giản và phổ biến với hầu hết mọi người. Nhưng nếu biết cách tận dụng, 2 bài tập này sẽ càng mang đến hiệu quả cao đến không ngờ. Vậy đi bộ và đạp xe cái nào tốt hơn? Ai, khi nào nên tập thể dục bằng cách đạp xe và đi bộ? Cùng Mekong Sport so sánh, tìm hiểu xem đâu là bài tập phù hợp với bạn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Đi bộ và đạp xe tác dụng lên những bộ phận nào?
Về tổng quan, đi bộ và đạp xe đều sử dụng các nhóm cơ và các bộ phận tương tự nhau. Nhưng khi tập, tư thế của của 2 bài tập này sẽ tập trung tác động đến các bộ phận theo cách khác nhau.
- Với tư thế đi bộ: lưng giữ thẳng nhưng sẽ linh hoạt theo chiều chuyển động ở mỗi bước chân; tay thả lỏng, chân chịu trọng lực của toàn bộ cơ thể, vì vậy dù bộ phận hưởng lợi lớn nhất là vùng thân dưới, nhưng đây gần như là bài tập có tác dụng đều, dàn trải hiệu quả lên toàn thân.
- Với tư thế đạp xe: dồn lực ở phần hông, lưng và tay giữ vững làm trụ, chân tập trung chuyển động tròn đều, thế nên bài tập này sẽ chủ yếu tập trung vào vận động phần thân dưới, làm thon gọn, săn chắc khu vực đùi mông..
Vậy đi bộ và đạp xe, cái nào tốt hơn? Khi nào thì nên đi bộ khi nào thì nên đạp xe thể dục?
Đi bộ và đạp xe, cái nào tốt hơn? So sánh hiệu quả theo từng mục tiêu tập luyện
Mỗi người có thể trạng và mong muốn riêng khi tập luyện. Nếu như bạn hiểu và chọn đúng thì bài tập sẽ phát huy tốt công dụng, mang bạn đến gần mục tiêu đã đề ra.
1. Đi bộ hay đạp xe giảm cân nhanh hơn?
1 giờ đi bộ với tốc độ 5km/giờ (đi thong thả), bạn sẽ tiêu giảm được 200 calo. Nhưng bạn sẽ giảm đến 290 calo nếu đạp xe 1 giờ, vận tốc 16km/giờ. Đây là ước tính trung bình dựa trên thể trạng người bình thường. Những người có thể lực tốt hơn, đẩy vận tốc lên cao khi tập luyện sẽ đốt được nhiều calo hơn và ngược lại.
Lượng calo có phần chênh lệch nhưng đi bộ và đạp xe đều giúp giảm cân. Đi bộ sẽ khiến toàn thân vận động, giúp thon thả cả cơ thể. Trong khi, đạp xe sẽ nghiêng về giảm mỡ eo và săn chắc bắp chân. Nếu bạn mới xây dựng thói quen tập luyện thì đi bộ nhẹ nhàng là bài tập phù hợp để từng bước thay đổi vóc dáng. Đạp xe sẽ thích hợp với những ai đã xác định và quyết tâm đạt được mục tiêu giảm cân càng sớm càng tốt.
→ Xem thêm: Cách đi bộ giảm cân khoa học, hiệu quả để người thon gọn không tốn công
2. Đạp xe và đi bộ, cái nào tốt hơn trong rèn luyện sức khỏe
Ngoài giảm cân là lợi ích nổi bật, đi bộ và đạp xe còn góp phần điều trị, ngăn ngừa 1 số bệnh lý. Cụ thể thì đạp xe có tác dụng lớn đến các vấn đề xương khớp còn đi bộ rèn khả năng hô hấp và sức bền tổng thể.
Những lợi ích nổi bật của đạp xe có thể kể đến như:
- Ngăn ngừa ung thư: Đạp xe chuẩn bị cho cơ thể hệ miễn dịch mạnh mẽ, ngăn ngừa các tác nhân ung thư, đặc biệt là khả năng hình thành khối u ung thư vú. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh người duy trì được thói quen đạt xe ít mắc các bệnh ung thư trong khi đây là 1 bài tập đơn giản, thân thiện với hầu hết mọi đối tượng.
- Duy trì độ linh hoạt của xương khớp: Xương, khớp và các nhóm cơ chuyển động liên tục theo mỗi vòng đạp. Quá trình này thúc đẩy sản sinh chất nhầy ở khớp khiến cơ thể linh hoạt vận động và cơ bắp săn chắc theo thời gian.
- Điều chỉnh tư thế: Trẻ em ngày nay thường xuyên ngồi sai tư thế và đạp xe sẽ giúp điều chỉnh lại cấu trúc xương lưng một cách tự nhiên, hạn chế gù hay lệch sống lưng thường gặp.
- Giảm nguy cơ đột quỵ: Nhờ sự vận động khi đạp xe, máu được tuần hoàn khắp cơ thể một cách thuận lợi. Từ đó, hệ tim mạch vận hành thông suốt, cơ thể luôn đủ năng lượng và giảm nguy cơ đột quỵ vì thiếu máu.
- Cải thiện trí nhớ: Não cần rất nhiều năng lượng để nhận, xử lý và phản hồi thông tin. Thế nên, não được đáp ứng máu, oxy liên tục sẽ giúp bạn nhanh nhạy hơn khi xử lý vấn đề, lưu trữ thông tin. Khi quá căng thẳng hay áp lực, bạn nên dành ra 10 phút đến 15 phút để đạp xe như một cách tiếp sức nhanh cho não. Hiệu suất công việc sẽ thay đổi rõ khi bạn quay lại bàn làm việc đấy!
→ Xem thêm: 5 tác dụng của đạp xe ngoài trời và những câu hỏi thường gặp
Không “kém cạnh” đạp xe, đi bộ cũng giúp người tập giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau:
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: 300.000 bệnh nhân tiểu đường đã tham gia vào một nghiên cứu, kết quả chỉ ra rằng đi bộ thường xuyên ngăn bệnh tiểu đường của họ phát triển thành bậc 2 đến 30%. Trong khi đó những người đang ở tiểu đường bậc 2 duy trì đi bộ 2600 bước mỗi ngày giúp họ giảm 0.2 % AIc (đơn vị chỉ lượng đường trong máu).
- Giảm đau, nhức, viêm khớp: Đi bộ đúng tư thế là cách “xoa bóp” những vùng viêm, đau, nhức do ngồi hoặc đứng quá nhiều. Lưng được giữ thẳng tự nhiên và phối hợp cùng cơ thể trong mỗi bước sẽ đưa các đốt sống lưng về đúng cấu trúc tự nhiên. Hơn nữa, chất nhầy ở khớp và cơ được hình thành nhiều hơn giúp cơ thể trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn.
- Tăng cường chức năng hệ miễn dịch: Đi bộ 20 phút xuyên suốt 5 ngày trong tuần sẽ ngăn bạn khỏi những bệnh cảm mùa và những bệnh vặt quanh năm. Khi hệ miễn dịch đã quen với cường độ tập luyện, sẽ trở nên mạnh mẽ và kháng lại các tác nhân/virus gây bệnh thông thường.
- Cân bằng hệ hô hấp: Hít sâu, thở chậm sẽ đưa oxy đi sâu vào cơ thể và hệ hô hấp được điều hòa tốt hơn. Một số bài tập “nặng đô” sẽ khiến bạn tiêu hao năng lượng và bạn phải hít thở mạnh để tiếp sức cho cơ thể. Ngược lại, đi bộ là cơ hội để bạn tập luyện hít thở đúng- xây dựng nền tảng cho những bài tập khó hơn, cũng như lắng nghe cơ thể để điều phối hơi thở cho phù hợp nhất.
Mỗi bài tập mang dến những lợi ích sức khỏe đa dạng khác nhau, vì vậy rất khó để trả lời nên đi bộ hay đạp xe tốt hơn. Tùy vào từng tình trạng sức khỏe, cơ thể và mục tiêu rèn luyện, mỗi phương pháp sẽ có những điểm mạnh riêng mà bạn nên cân nhắc.
3. Trung niên, người lớn tuổi nên đi bộ hay đạp xe tốt hơn?
Người già nên ưu tiên đi bộ vì chất nhầy khớp đã không còn sản sinh quá nhiều. Dù đạp xe cũng chỉ là bài tập đơn giản nhưng vẫn cần độ linh hoạt nhất định để nâng, hạ chân. Để hạn chế mọi rủi ro thì đi bộ là phương án thích hợp hơn cả.
Ngày nay thiết bị đi bộ ngoài trời được lắp đặt ở nhiều công trình công cộng như công viên, khu dân cư… Thay vì đối mặt với các rủi ro khi đi bộ trên đường phố, người lớn nên tận dụng các tiện ích này để nâng cao sức khỏe vừa tận dụng thời gian để kết nối cùng người thân, bạn bè.
Thế nhưng đạp xe cũng là bài tập hữu ích. Các thiết bị đạp xe ngoài trời cố định một chỗ cũng được thiết kế vừa sức với phần đông người tập phổ thông, kể cả người già. Thiết bị tập đạp xe có chiều cao và khoảng cách từ đệm ngồi xuống bàn đạp vừa phải. Khi này, người già có thể kết hợp cả thiết bị đi bộ và đạp xe để thỏa sức tập luyện, duy trì thể trạng tốt nhất đồng thời thả lỏng đầu óc, không lo té ngã, va chạm khi tập luyện.
Đi bộ và đạp xe đều tốt cho sức khỏe, gồm cải thiện chức năng bên ngoài và cả các cơ quan nội tạng bên trong. 2 bài tập sẽ giúp cho bạn có được thể trạng tốt, nhạy bén hơn về mặt tư duy và vận động. Vì vậy, lựa chọn tốt nhất là bạn nên kết hợp và duy trì tập luyện cả 2 thường xuyên. Nhất là khi cả đạp xe hay đi bộ đều đơn giản và có cả thiết bị sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn tập luyện toàn thân với thiết bị thể thao công viên
- Đạp xe hay chạy bộ tốt hơn? So sánh tác dụng của đạp xe và chạy bộ trong giảm cân, rèn luyện sức khỏe