Đạp xe hay chạy bộ tốt hơn? So sánh tác dụng của đạp xe và chạy bộ trong giảm cân, rèn luyện sức khỏe

Đạp xe hay chạy bộ tốt hơn? Đạp xe và chạy bộ đều là 2 bài tập phổ biến, được tận dụng nhiều trong tập luyện. Nhưng đâu mới là bài tập phù hợp nhất với bạn? Hãy cùng Mekong Sport tìm hiểu về lợi ích của 2 bài tập cardio nhẹ nhàng này để tăng cường hiệu quả rèn luyện thông qua bài viết dưới đây nhé!

đạp xe hay chạy bộ tốt hơn

So sánh tác dụng của đạp xe và chạy bộ

Đạp xe và chạy bộ đều là các bài tập cardio cơ bản, có khả năng hỗ trợ rèn luyện cơ thể và đốt cháy mỡ thừa. Dù cùng mang đến một vài tác dụng tương tự nhau, mỗi bài tập lại có những lợi ích riêng mà tùy từng đối tượng, thể trạng, nhu cầu bạn có thể cân nhắc chọn 1 trong 2 để đạt được hiệu quả tốt nhất với cùng một công sức tập luyện.  

Tập thể dục bằng xe đạp có tác dụng gì?

Khi tập xe, xương khớp là trọng tâm. Các khớp, xương sẽ chuyển động đều trong khi thân trên làm trụ, chịu lực và cố định cơ thể. Thường xuyên tập thể dục đạp xe sẽ mang đến 3 lợi ích chính sau đây:

  • Điều trị đau nhức xương, khớp và tăng độ linh hoạt cho cơ thể. Ở mỗi vòng chuyển động, các khớp liên tục co giãn kích thích sự lịch hoạt, từng bước điều trị sưng, viêm. Với tư thế đúng, đạp xe giúp điều chỉnh cấu trúc các bộ phận bị lệch do sinh hoạt, như vai và lưng.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ. Đạp xe khiến hệ tuần hoàn máu lưu thông liên tục, giúp tim vận hành mượt mà. Nhờ đó, các bộ phận đều được tiếp máu kịp thời, đặc biệt là não. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ chính là thiếu máu lên não cho nên hệ tuần hoàn máu làm việc tốt vừa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mà còn ngăn ngừa đột quỵ xuất hiện. 
  • Cải thiện trí nhớ, nâng cao hiệu suất làm việc. Não xử lý thông tin mỗi giây, kể cả khi chúng ta đang giải trí. Thế nên, não cần rất nhiều năng lượng và phải được đáp ứng liên tục. Thông qua quá trình tuần hoàn máu thuận lợi, não được duy trì sự nhanh nhạy, đáp ứng khả năng tiếp nhận, lưu trữ và  xử lý công việc.

Tham khảo thêm: Tác dụng của xe đạp tập thể dục là gì?

đạp xe và chạy bộ cái nào tốt hơn

Tác dụng của chạy bộ là gì?

Chạy bộ cũng có vai trò riêng đối với sức khỏe. Trong đó, cơ bắp và hệ hô hấp là 2 bộ phận mà chạy bộ tác động nhiều nhất. Cụ thể thì quá trình tác động này mang đến những lợi ích sau:

  • Xây dựng cơ bắp săn chắc. Khi chạy bộ, các nhóm cơ khắp cơ thể đều chuyện động và dần trở nên to, tròn theo thời gian. Đặc biệt, nhóm cơ ở chân sẽ trở nên săn chắc hơn. Bạn có thể thấy điều này ở các vận động viên điền kinh, vì luyện và sử dụng lực chân nhiều nên phần chân của họ rất rắn chắc, cơ chân căng, tròn.
  • Làm chủ hơi thở, điều hòa hệ hô hấp. Mỗi bước chạy đi liền với một nhịp thở. Bạn hít thở càng sâu, lượng oxy càng nhiều khiến cơ thể duy trì chạy bộ càng lâu. Nhờ đó, bạn sẽ làm chủ được hơi thở, biết cách hít-thở phù hợp để giữ sức. Hơn nữa, khi làm chủ hơi thở bạn có thể áp dụng cho các bài tập khác để “nâng hạng” mức độ tập luyện của mình.
  • Tăng cường hệ miễn dịch. Chạy bộ đưa cơ thể vào cơ chế rèn luyện, khiến cơ thể tăng khả năng chịu lực và chống chọi. Từ đó, hệ miễn dịch cũng trở nên cứng cáp và hạn chế được các bệnh “vặt”.

 Cách chạy bộ giảm cân hiệu quả nhanh

Đạp xe và chạy bộ đều đóng góp tích cực cho sức khỏe của cơ thể. Vậy giữa đạp xe và chạy bộ cái nào tốt hơn?

Đạp xe hay chạy bộ tốt hơn?

Nên tập đạp xe hay chạy bộ, câu trả lời là tùy thuộc vào mục tiêu tập luyện của bạn. Vì đạp xe và chạy bộ sẽ có cách riêng để tiếp cận, rèn luyện cơ thể. Nếu bạn có ý định vận động nhẹ nhàng với 2 mục tiêu dưới đây, cùng MekongSport so sánh lợi ích của đạp xe và chạy bộ trong từng trường hợp nhé! 

1. Đạp xe và chạy bộ, cái nào tốt hơn cho mục tiêu giảm cân?

Chạy bộ sẽ giúp giảm cân tốt hơn tập thể dục đạp xe. Khi chạy, cả cơ thể đều sử dụng năng lượng, tư thế chạy ảnh hưởng đến các vùng dễ tích mỡ như hông và bắp chân. Vì thế mà tác dụng được dàn đều lên toàn cơ thể và mỡ thừa được đào thải nhanh hơn.

Đạp xe cũng giúp giảm mỡ bắp chân nhưng không đủ lực giảm mỡ ở phần thân trên. Với tư thế đạp xe, thân trên không hoạt động quá nhiều mà đóng vai trò giữ vững cơ thể.

2. Chạy bộ hay đạp xe tốt hơn cho mục tiêu rèn luyện cơ thể:

Đạp xe sẽ có nhiều công dụng hơn khi bạn muốn rèn luyện sức khỏe tổng thể. Bạn có thể hình dung cấu trúc cơ thể gồm 4 lớp: nội tạng, xương, cơ đến da. Khi chạy bộ, lực tác động lớn và trải đều lên phần cơ, khiến cơ săn chắc và giảm mỡ. Đạp xe thì nghiêng về rèn luyện xương, khớp- bộ phận lõi bên trong. 

Có xương, khớp chắc khỏe, linh hoạt khiến mọi hoạt động sinh hoạt và rèn luyện trở nên dễ dàng hơn. Giống như trụ nhà, xương khớp chính là bước đà vững chắc cho 1 cơ thể khỏe mạnh.

Ngoài ra chạy bộ và đạp xe thể dục cũng có những yêu cầu khác nhau về điều kiện tập luyện. Chạy bộ thường phổ biến hơn với người tập vì chỉ cần các cung đường bằng phẳng quanh công viên, dọc bờ sông cộng với giày thể thao, trang phục thoải mái là có thể thực hiện. 

Thể dục bằng cách đạp xe thì đòi hỏi có sự đầu tư về xe. Thực tế ở Việt Nam không phải xe đạp nào cũng được thiết kế chuẩn cho việc rèn luyện sức khỏe, trong khi các phương tiện chuẩn lại có giá khá chát. Bên cạnh đó các cung đường thoáng đãng, ít xe, cũng không có quá nhiều trước đà đô thị hóa của các thành phố lớn. Nhiều người thường kết hợp đạp xe vào hành trình đi làm nhưng khói bụi, tắc đường lại là một trong những rào cản lớn.

Vì vậy nếu có ý tập thể dục bằng cách đạp xe, nếu có điều kiện bạn nên đầu tư các thiết bị thể thao tại nhà. Hoặc sử dụng các thiết bị tập thể dục ngoài trời có sẵn tại các công viên, khu thể thao cộng đồng, sân sinh hoạt khu phố – chẳng hạn như: thiết bị đạp xethiết bị đạp xe tựa lưng

→ Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách tập Cardio đạp xe với thiết bị thể thao ngoài trời

chạy bộ hay đạp xe tốt hơn

4 kinh nghiệm để rèn luyện sức khỏe ngoài trời hiệu quả

Sau mục tiêu, bạn cần có 1 kế hoạch hợp lý và chế độ sinh hoạt khoa học đi kèm. Vì, việc thay đổi và tăng cường sức khỏe là tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau từ tập luyện, nghỉ ngơi cho đến ăn uống.

1. Lắng nghe cơ thể và biết “lượng sức”

Mỗi người đều có thể trạng khác nhau. Bài tập phù hợp người khác chưa chắc phát huy tác dụng với bạn. Kế hoạch tập luyện tốt nhất nên bắt nguồn từ cơ thể của chính mình. Từ mục tiêu của bản thân, bạn nên chọn ra những bài tập tương thích.

Hơn nữa, bạn phải cảm thấy thoải mái mới duy trì tập luyện dài lâu. Thế nên, khi cơ thể quá đau hay không thể cố tập các thiết bị khó thì hãy nhanh chóng dừng lại. Tập luyện là 1 quá trình, miễn là bạn không bỏ cuộc. Và dừng lại đúng lúc chính là biết “lượng sức”, giữ cho quá trình tập tuy “chậm mà chắc”.

2. Xây dựng kế hoạch tập luyện, nghỉ ngơi phù hợp

Những khoảng nghỉ giữa buổi và 1 ngày nghỉ giữa nhiều ngày tập là điều rất quan trọng. Những khoản nghỉ cho phép quá trình tuần hoàn máu ổn định và hơi thở cân bằng lại. Còn 1 ngày nghỉ giữa tuần tập là để cơ thể hồi phục, lấy đà cho những ngày tập kế tiếp hiệu quả hơn.    

3. Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và uống đủ nước

Cơ thể khỏe mạnh bắt nguồn từ bên trong. Khi chế độ dinh dưỡng đủ chất, các bài tập mới có cơ hội thúc đẩy trao đổi chất. Tức là, các bài tập muốn hiệu quả thì trước hết bạn cần 1 chế độ ăn uống khoa học. Đáp ứng đủ năng lượng, quá trình tập luyện sẽ bền bỉ và cho thấy hiệu quả rõ ràng hơn.

4. Dành thời gian cho những giấc ngủ chất lượng

Ngủ đủ giấc là lời khuyên có phần hiển nhiên, nhưng không thừa. Bạn tập luyện để đốt cháy mỡ thừa, giải phóng năng lượng. Đến khi ngủ, cơ thể bắt đầu điều chỉnh, tái tạo năng lượng bên trong và hình thành cơ/các chất cần thiết cho cơ thể. Nếu đã xác định tập luyện nghiêm túc, giấc ngủ chất lượng sẽ góp phần đưa bạn đến gần mục tiêu tập luyện hơn.

chạy bộ và đạp xe cái nào tốt hơn

Đạp xe hay chạy bộ tốt hơn là do bạn muốn dùng 2 bài tập này để đạt được mục tiêu nào. Vì cả 2 đều mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Thậm chí, bạn có thể kết hợp để cơ thể vừa khỏe mà dáng hình vừa cân đối. Vì thế bạn nên đổi câu hỏi “cái nào tốt hơn” thành “ mục tiêu tập luyện là gì” và “khi nào thì bắt đầu”!

Chúc bạn sớm bắt đầu hành trình rèn luyện của mình và đạt được mục tiêu như ý.

Có thể bạn quan tâm: Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt hơn

 

Tin tức khác

Call: 0907.996.379 Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0907.996.379 SMS: 0907.996.379