Đạp xe là một hoạt động thể thao phổ biến ở mọi lứa tuổi, không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp cân bằng vóc dáng hiệu quả. Bài viết dưới đây của MekongSport sẽ cho bạn chính xác đạp xe tác dụng đến nhóm cơ nào. Từ đó lên kế hoạch tập luyện để nhanh chóng có được ngoại hình ưng ý.
Đạp xe có tác dụng gì?
Đạp xe là một bài tập đơn giản, không yêu cầu nhiều kỹ thuật nhưng lại có tác động tích cực đến toàn bộ cơ thể. Tùy vào cường độ luyện tập và nền tảng thể trạng, mà mỗi người sẽ thu hoạch được những lợi ích khác nhau. Ví dụ như trẻ em đạp sẽ giúp phát triển chiều cao nhanh chóng, còn với người lớn tuổi sẽ góp phần hạn chế bệnh tật hiệu quả.
Nhưng nhìn chung, đạp xe có 5 tác dụng phổ biến:
1. Duy trì sức khỏe và độ linh hoạt
Xe đạp đòi hỏi toàn bộ cơ thể cùng vận động và phối hợp để điều khiển nhịp nhàng. Nhờ thế, các khớp xương được rèn luyện độ linh hoạt, đồng thời kích thích phát triển hiệu quả. Đây cũng là lý do trẻ em thường chọn đạp xe để tăng chiều cao, cải thiện vóc dáng.
2. Tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh
Vận động chân giúp điều hòa tuần hoàn máu thông suốt, nhờ đó tăng cường chức năng hoạt động của tim mạch. Bởi thế, bài tập này được khuyến khích nhiều cho độ tuổi trung niên, giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm, bao gồm đột quỵ.
3. Cải thiện sức khỏe tinh thần và trí nhớ
Quá trình tuần hoàn máu tốt còn góp phần cải thiện chức năng não, hỗ trợ tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, đạp xe còn giúp giảm căng thẳng và tái tạo năng lượng, kích thích tinh thần phấn chấn sau những giờ làm việc mệt mỏi.
4. Ngăn ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị ung thư
Bộ môn này không đòi hỏi sức lực quá nhiều, do đó phù hợp để làm các bài tập trị liệu hiệu quả. Theo nhiều nghiên cứu, tập luyện kết hợp với lối sống khoa học có thể hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư vú. Bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để sắp xếp kế hoạch tập luyện phù hợp nhé.
5. Giảm mỡ bụng, tăng cơ chân
Nhiều người lo lắng đạp nhiều sẽ làm to chân, nhưng thực tế chuyển động luân phiên ấy giúp đốt cháy calo cực kì mạnh mẽ. Tư thế đạp cũng ảnh hưởng đến 2 bên hông, làm tan mỡ thừa ở vùng bụng nếu luyện tập điều độ.
→ Chi tiết 5 tác dụng của đạp xe ngoài trời
Ngoài ra, bộ môn này còn tác dụng đến nhiều nhóm cơ khác. Theo dõi nội dung bên dưới để biết thêm nhé.
Đạp xe tác dụng đến nhóm cơ nào?
Đạp xe là một trong những giải pháp giảm cân phổ biến, nhờ tác dụng đốt mỡ thừa và làm săn cơ liên tục. Ngoài ra, đây cũng có thể xem là một bài tập giúp tăng sức mạnh và sức bền. Từ đó giúp cơ thể sở hữu nền tảng vững chắc để rèn luyện các hoạt động khác với tần suất lớn, đẩy nhanh quá trình “biến đổi” cơ thể.
Mặc dù, chủ yếu phần hoạt động năng suất là các cơ thân dưới, nhưng thực chất các nhóm phần trên cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Trong đó, có 6 nhóm cơ chính:
- Cơ chân
- Cơ đùi
- Cơ mông
- Cơ bụng
- Cơ lưng
- Cơ vai
Đạp xe có tác dụng gì đến cơ chân? Đạp xe có to chân không?
Cơ chân có thể xem là bộ phận chịu tác động trực tiếp và mạnh nhất trong quá trình đạp xe. Do đó, bạn cũng sẽ cảm nhận rõ nhất sự thay đổi của phần này sau khi rèn luyện. Ví dụ như đau nhức hoặc mỏi bắp chân vào ngày hôm sau. Đây chính là dấu hiệu cho thấy các khối cơ được tăng cường và trở nên chắc khỏe hơn.
Điều này là một hiệu quả tốt, nhưng cũng khiến nhiều chị em lo lắng liệu nó sẽ dẫn đến việc bắp chân ngày càng “nảy nở” và to hơn? Thực tế, chân chỉ phát triển kích cỡ khi tập luyện với cường độ cao – tần suất của các vận động viên chuyên nghiệp. Do đó, nếu vận động ở một mức độ vừa đủ, các bạn nữ hoàn toàn có thể sở hữu một đôi chân thon gọn và đẹp mắt.
Đạp xe đạp có tác dụng gì lên nhóm cơ đùi?
Thao tác đạp xe yêu cầu đùi trước và đùi sau phải kết hợp sức mạnh để tạo đủ lực cho vòng đạp. Vậy nên, khi duy trì động tác này trong thời gian dài sẽ giúp làm săn cơ, giảm mỡ và hỗ trợ thay đổi dáng đùi hiệu quả.
Một bí quyết nhỏ để đạp ít mỏi và phát triển cơ đùi tốt hơn, đó là dùng mũi chân để điều khiển bàn đạp. Như thế, chân bạn sẽ được thẳng, áp lực ít hơn nhưng vẫn đảm bảo tác dụng đúng đến nhóm bộ phận này.
Đạp xe đạp có tác dụng gì tới nhóm cơ lưng?
Cơ lưng là phần giữ cho cơ thể cân bằng, ngồi vững vàng trong suốt quá trình luyện tập. Tư thế phổ biến thường là nghiêng người 45 độ về phía trước, giúp các khớp và cột sống được vận động vừa phải. Nhờ đó hỗ trợ tăng cường sức mạnh, hạn chế mắc các bệnh văn phòng sau 8 tiếng ngồi máy tính.
Đạp xe có lợi ích gì tới nhóm cơ mông?
Đạp xe là một trong số ít các bộ môn thể thao hiếm hoi tác dụng đến cơ mông, với thao tác đơn giản. Để gia tăng hiệu quả, bạn nên sử dụng xe yên cao hoặc di chuyển các địa hình dốc. Lúc đó, bạn buộc phải đứng lên, ngồi xuống và hoạt động nhiều hơn, giúp định hình cơ mông săn chắc.
Đạp xe có lên cơ bụng không? Đạp xe có giảm mỡ bụng không?
Cơ bụng đặc biệt chịu lực khi bạn đạp qua những khúc cua. Khi đó, vòng 2 của cơ thể sẽ được co bóp liên tục, thúc đẩy đốt cháy mỡ thừa, đồng thời làm cơ săn chắc. Tuy nhiên, đây không phải là bộ môn lí tưởng để tập bụng. Bạn nên kết hợp với các bài tập chuyên dụng hơn để đạt được hiệu quả như ý.
Một số cách tập thể dục giảm mỡ bụng phổ biến nhất tại nhà:
- Gập bụng theo cách truyền thống
- Twist Crunches – Gập bụng chéo
- Reverse Crunches – Gập bụng ngược
- Bicycle Crunches – Gập bụng đạp xe kết hợp
→ Chi tiết Các bài tập thể dục giảm mỡ bụng trong 7 ngày, hiệu quả cao
Đạp xe mang tới lợi ích gì cho các nhóm cơ vai?
Cơ vai chịu tác động khi dùng để điều khiển tay lái. Do đó, luyện tập chăm chỉ sẽ giúp hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh đau vai, cổ. Tư thế đúng yêu cầu duỗi tay thẳng trong suốt quá trình đạp. Bạn có thể ưu tiên những loại xe được thiết kế tay cầm linh hoạt sẽ càng có lợi cho vùng cơ này.
MekongSport hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về các nhóm cơ mà đạp xe tác động tích cực. Đừng quên kết hợp các bài tập khác để nhanh chóng đạt được mục tiêu cho từng vùng nhé.