Luyện tập cardio nhẹ nhàng ngoài trời là hoạt động phổ biến để rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, đồng thời giữ dáng và giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, việc luyện tập cardio ngoài trời còn giúp mọi người hít thở không khí trong lành và giao lưu với hàng xóm, bạn bè. Do đó, các thiết bị thể dục ngoài trời luôn được nhiều người yêu thích.
Một trong những thiết bị phổ biến nhất khi luyện tập cardio tại chỗ ngoài trời là thiết bị trượt tuyết trên không, hay còn được gọi là thiết bị đi bộ lắc tay. Cùng với máy tập eo lưng, thiết bị này có mặt ở hầu hết các khuôn viên tập thể, từ cơ sở bình dân đến chung cư rộng rãi. Lý do khiến thiết bị này được ưa chuộng nằm ở lợi ích sức khỏe và độ thuận tiện của nó. Cụ thể ra sao, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!.
Lợi ích của việc tập cardio bằng thiết bị trượt tuyết trên không
Tập cardio bằng thiết bị ngoài trời đem lại nhiều lợi ích đa dạng, từ thể chất đến tinh thần. Đây cũng là thiết bị giúp thay thế cho các bài tập cardio phối hợp thân trên thân dưới. Tùy vào điều kiện thể chất và thói quen tập luyện, bạn có thể linh động điều chỉnh cường độ và thời gian tập. Bởi vậy thiết bị thể thao công viên dạng này cũng là dụng cụ tập luyện phù hợp cho cả người mới bắt đầu tập luyện và những gymer kỳ cựu.
1. Lợi ích về sức khỏe thể chất từ mày tập trượt tuyết tại công viên
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Giống như các bài tập cardio khác, các thiết bị trượt tuyết trên không giúp tim mạch của bạn khỏe mạnh và ổn định hơn.
- Tăng cường sức đề kháng toàn cơ thể: Việc tập luyện các động tác phối hợp giữa cả phần thân trên và thân dưới sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Tăng lực cho cổ tay, cổ chân: Hình thức luyện tập này giúp cổ tay, cổ chân dẻo dai và có khả năng chịu lực tốt hơn, từ đó giảm bớt đau nhức khi làm công việc nặng.
- Tăng khả năng giữ cân bằng và phối hợp hoạt động giữa các phần cơ thể: Không khó để nhận ra những người lớn tuổi thường rèn luyện sức khỏe trên dụng cụ tập trượt tuyết có thể di chuyển, cử động nhẹ nhàng và uyển chuyển hơn so với người ít luyện tập.
- Phòng ngừa các triệu chứng đau cơ khớp: Việc luyện tập cho cổ tay và cổ chân thường xuyên giúp phần nào đẩy lùi nguy cơ đau xương khớp thông thường ở người có tuổi
- Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tập luyện bằng máy tập trượt tuyết trên không còn giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương
2. Lợi ích thể hình từ tập luyện với thiết bị tập trượt tuyết ngoài trời
- Giúp cơ thể cân đối: Dụng cụ tập trượt tuyết giúp điều chỉnh cơ thể cân đối hơn, dáng đi đứng đẹp hơn, tăng tính thẩm mỹ cho toàn cơ thể.
- Giảm các mô mỡ thừa ở cả bắp tay và chân, vai và lưng: Khi tập luyện trên dụng cụ thể thao công viên dạng này, toàn thân người tập sẽ được vận động, giúp đánh tan các mô mỡ thừa, đặc biệt là ở khu vực bắp tay và chân. Nhờ đó, cơ thể bạn sẽ săn lại, từ đó điều chỉnh cơ thể trở nên cân đối, đẹp hơn.
3. Tập cardio bằng thiết bị trượt tuyết giúp cải thiện sức khỏe tâm thần
- Các bài tập bằng máy trượt tuyết trên không giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, cải thiện trí nhớ, từ đó duy trì một tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Các triệu chứng tâm lý như rối loạn lo âu (anxiety) hay stress từ cuộc sống hằng ngày cũng được giảm nhẹ.
- Làm chủ tinh thần bằng cách luyện tập với máy trượt tuyết trên không lâu dài, người tập còn có thể có một nguồn sống vui tươi và tự tin về bản thân hơn.
Những đối tượng nào nên tránh tập với máy tập trượt tuyết:
Thiết bị trượt tuyết trên không phù hợp với hầu hết người lớn và trẻ em trên 10 tuổi. Dù là dân tập thể dục thể thao lâu năm hay người mới bắt đầu tập, bạn đều có thể sử dụng thiết bị này để đạt được những lợi ích lâu dài.
Chỉ có một vài đối tượng sau cần tham vấn lời khuyên từ bác sĩ khi luyện tập cardio bằng thiết bị trượt tuyết trên không:
- Người thoái hóa khớp gối: Những đối tượng này khi đi bộ cũng không nên sải bước quá dài, tốc độ không quá nhanh vì sẽ tạo áp lực thêm lên phần khớp đang bị thoái hóa. Thay vào đó, có thể đi bơi hay đạp xe đạp nhẹ nhàng để phần chi dưới vừa được vận động vừa không phải chịu áp lực toàn trọng lượng thân người.
- Những người mắc bệnh về xương khớp, người mới hồi phục sau chấn thương (như giãn dây chằng, bong gân, trật khớp…). Hãy nhớ rằng phải luyện tập phải đúng lúc và đúng cường độ thì mới khỏe lại. Cố đi bộ khi chân còn yếu chỉ làm cho 2 đầu gối thêm quá tải, bệnh thêm nặng.
- Người có bệnh về mạch máu
- Người được bác sĩ yêu cầu hạn chế vận động chân, nẹp cố định…
Bài tập cardio với thiết bị tập trượt tuyết
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, những bài tập cardio với thiết bị trượt tuyết trên không nên theo lộ trình sau:
- 5 phút khởi động: Bắt đầu đẩy chân về phía trước, kéo lắc tay ra phía sau (hoặc ngược lại, nếu bạn thích như vậy hơn) một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Tập từ từ như vậy trong 5 phút để làm nóng cơ thể.
- 5 phút tăng tốc: Tập nhanh hơn trong 5 phút tiếp theo
- 5 phút xen kẽ: Tập xen kẽ cường độ nhanh và trung bình trong 5 phút tiếp một cách luân phiên. 1 phút tập nhanh xen lẫn 1 phút tập trung bình.
- 5 phút về đích: Thả lỏng cơ thể dần, tập nhẹ nhàng và dần dừng lại
Với cường độ tập như vậy, bạn có thể đốt cháy khoảng 200 calories trong 20 phút. Khi đã tập luyện quen dần, bạn có thể kéo dài thời lượng cho mỗi bước để đốt cháy nhiều năng lượng hơn. Một người tập chuyên nghiệp có thể đốt cháy được 340 đến 640 calories sau 1 giờ tập cardio bằng thiết bị trượt tuyết.
Tuy nhiên, hãy luôn biết giới hạn của mình và dừng lại đúng lúc. Việc gắng tập luyện quá sức có thể gây ra những vấn đề sức khỏe đáng tiếc.
Một vài lưu ý cho bài tập cardio cùng máy trượt tuyết trên không
- Tư thế luyện tập: Tư thế tập khác nhau sẽ tác động đến các phần cơ bắp khác nhau.
- Tập với tư thế đẩy người đến trước: Tác động nhiều đến vai.
- Tập với tư thế ưỡn ngực ra sau: Chủ yếu tác động đến bắp tay.
- Duy trì nhịp thở: Cần nhớ phải luôn kết hợp với động tác thở sâu, hít thật mạnh vào rồi thở ra nhẹ nhàng, điều này khá hữu ích cho việc củng cố chức năng của tim, phổi.
- Đặt lòng bàn chân đúng vị trí: Luôn để bàn chân tiếp xúc với lòng bàn đạp. Ở lòng bàn chân có huyệt thông tuyền – quá trình đi bộ sẽ tác động đến huyệt này, giúp phần nào giải tỏa căng thẳng, phiền não trong cơ thể cũng như làm mạch máu ổn định hơn.
Chúc các bạn có một cơ thể khỏe mạnh!
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tập cardio với thiết bị tập thể dục công viên – phần 1: máy đi bộ trên không
- Cách tập cardio với thiết bị dục công viên – phần 2: máy tập đạp xe ngoài trời
- Cách tập Cardio với thiết bị thể dục công viên – phần 3: máy tập lưng eo