Khi lắp đặt, thi công sân bóng rổ trong nhà dù là cho các nhà thi đấu trường học hay tại nhà riêng, đều cần lưu ý đặc biệt tới các nội dung dưới đây để đảm bảo một môi trường vận động hợp chuẩn, thoải mái, có giá trị sử dụng bền vững và đáng tiền đầu tư. Cụ thể những lưu ý đó là gì? Cùng MekongSport tìm hiểu nhé!
Xem xét lắp đặt đèn LED cho sân bóng rổ trong nhà
Khi chơi bất cứ một môn thể thao nào, ánh sáng luôn là yếu tố quan trọng. Việc lắp đặt ánh sáng còn cần thiết hơn nếu bạn muốn chơi bóng rổ trong nhà. Điều kiện ánh sáng phải đủ thì người chơi mới có thể nhìn thấy bóng và thực hiện các cú đánh chuẩn xác.
Các loại đèn LED sẽ là lựa chọn phù hợp với bạn trong trường hợp này. Đèn LED rất tiết kiệm năng lượng và đảm bảo cho các hóa đơn tiền điện của bạn ở mức thấp dù có luyện tập với cường độ cao. Độ sáng của đèn LED cũng vừa đủ để người chơi có thể nhìn rõ toàn khu vực vận động, đảm bảo không bị những chấn thương, vấp ngã không cần thiết vì hạn chế tầm nhìn.
Các loại đèn LED hiện tại cũng được thiết kế phù hợp với các sân vận động và quá trình luyện tập thể thao. Chi phí lắp đặt loại đèn này cũng không quá cao. Vì thế, đừng ngại bổ sung đèn LED nếu bạn cảm thấy sân tập của mình thiếu sáng nhé.
Đảm bảo sân tập bóng rổ trong nhà được cách nhiệt
Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét khi xây dựng sân bóng rổ chính là yếu tố cách nhiệt, nhất là với sân tập trong nhà. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn sống ở khu vực có điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Nếu sân không được cách nhiệt đúng cách, nó có thể rất lạnh vào mùa đông và rất nóng vào mùa hè. Điều này vừa khiến người chơi không thoải mái, hiệu quả luyện tập không qua, vừa gây hư hỏng sân nhanh chóng.
Có nhiều lựa chọn cách nhiệt khác nhau như tận dụng vật liệu cách nhiệt, chống nóng, sử dụng quạt hoặc máy làm mát,….. Tùy theo điều kiện sân tập, bạn có thể lựa chọn những phương pháp khác nhau.
Thiết kế loại sàn tập bóng rổ tiêu chuẩn phù hợp
Việc chọn lựa loại sàn tập cũng đặc biệt quan trọng khi xây dựng sân tập trong nhà. Có rất nhiều loại sàn khác nhau cho bạn cân nhắc, từ gỗ, gạch đến bê tông. Mỗi loại sàn đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, bạn cần cân nhắc kỹ nhu cầu của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Một số loại vật liệu sân bóng điển hình như:
- Vật liệu sơn Acrylic là chính để phủ bề mặt
- Vật liệu Silicon PU
- Vật liệu PVC (thường được dùng cho sân bóng rổ trong nhà)
- Tấm nhựa lắp ghép PP
- Vật liệu bê tông (kém phổ biến)
- Vật liệu kết hợp để xử lý các đặc thù sân nền
Ngoài công năng của từng loại vật liệu, đừng quên xem xét là chi phí của chúng. Hãy cân nhắc đến khả năng hư hỏng, sửa chữa và thay mới và chọn loại nền có giá thành hợp với khả năng, đảm bảo cho sân tập của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất.
Cân nhắc chiều cao trần nhà cho một sân bóng rổ tiêu chuẩn
Khi nghĩ về sân bóng rổ trong nhà, hầu hết mọi người thường hình dung ra một phòng tập thể dục truyền thống với trần nhà cao.
Tuy nhiên, đây không nhất thiết là tùy chọn duy nhất có sẵn. Nếu nhà bạn có trần nhà thấp hơn, bạn vẫn có thể xây sân bóng rổ trong nhà; chỉ cần thực hiện một số điều chỉnh phù hợp. Ví dụ, bạn có thể cần sử dụng trụ bóng rổ ngắn hơn nếu trần nhà khá thấp.
Ngoài ra, yếu tố trần nhà cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn lựa nền sân bóng rổ của bạn. Bạn cũng cần phải cẩn thận khi chọn vật liệu sàn của mình; một số loại sàn có thể khiến bóng nảy quá cao, điều này có thể gây nguy hiểm trong không gian có trần thấp.
→ Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các lưu ý khi mua trụ bóng rổ
Đảm bảo đủ diện tích sân bóng rổ tiêu chuẩn
Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét khi xây dựng sân bóng rổ trong nhà là khoảng không gian bạn có sẵn. Rõ ràng, bạn sẽ cần đủ không gian để phù hợp với sân. Đừng cố đấm ăn xôi khi xây dựng một sân bóng rổ hạn hẹp kích thước. Nó vừa khiến bạn lãng phí vừa không mang lại trải nghiệm chơi bóng thoải mái, thậm chí dẫn đến chấn thương.
→ Tham khảo thêm tại: Kích thước sân bóng rổ tiêu chuẩn cho từng mục tiêu, đối tượng tập.
Ngoài kích thước sân chơi, bạn cũng cần để lại một số khoảng trống xung quanh chu vi của sân để người chơi di chuyển tự do, thư giãn giữa hiệp.
Xây dựng hệ thống thông gió cho sân bóng rổ trong nhà
Một yếu tố khác cần xem xét khi xây dựng sân bóng rổ trong nhà là hệ thống thông gió. Hệ thống này không thể thiếu nếu sân bóng được đặt ở tầng hầm hoặc một không gian kín khác.
Nếu sân không được thông gió đúng cách, sân có thể trở nên rất ngột ngạt, nóng bức và người chơi có thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, khó thở và nhanh chóng chán nản. Nếu công tác thông gió không được làm cẩn thận thì cũng có thể dẫn đến tích tụ hơi nước, làm hỏng sân.
Tham khảo ý kiến chuyên môn
Nếu chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, bạn nên nhờ chuyên gia trợ giúp khi xây dựng sân bóng rổ trong nhà.
Vốn dĩ, có rất nhiều yếu tố khác nhau cần xem xét khi xây dựng một sân tập. Kể cả khi bạn là một vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp và “ở sân nhiều hơn ở nhà”, bạn vẫn có thể mắc các lỗi chuyên môn về xây dựng. Một kỹ sư xây dựng có thể giúp bạn xây dựng một sân bóng hoàn chỉnh và tối ưu chi phí, tối ưu trải nghiệm.
Xây dựng một sân bóng rổ trong nhà là một cách tuyệt vời để vận động và vui chơi. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu và lập kế hoạch cẩn thận trước khi bắt tay vào xây dựng. Chỉ khi đó, bạn mới có một sân tập đáp ứng toàn diện về nhu cầu luyện tập và yếu tố an toàn cho mọi người.
→ Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý khi lắp đặt sân bóng rổ ngoài trời