Sân tập ngoài trời là một trong những tiện ích cần thiết để khích lệ tinh thần luyện tập thể thao của học sinh. Vậy đâu là những lưu ý khi lắp đặt sân bóng rổ ngoài trời để vừa đảm bảo độ bền của sân, độ thoải mái khi tập luyện vừa đảm bảo các thông số tiêu chuẩn của sân nhằm giúp học sinh, sinh viên quen với môi trường thi đấu thực tế? Cùng MekongSport tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Diện tích sân bóng rổ
Hãy chắc chắn rằng trường của bạn có không gian cho cả phần sân tập luyện lẫn phần rìa sân xung quanh. Nếu không thì nên cân nhắc lại loại sân mình muốn xây. Một sân tập bóng rổ đầy đủ sẽ rất tuyệt vời, nhưng nếu không đủ diện tích, bạn có thể xây dựng sân tập bán ngang hoặc một sân tập bóng mini.
Các kích thước sân bóng rổ tiêu chuẩn có thể cân nhắc:
Sân tập bóng rổ ngoài trời 5×5 hoàn chỉnh: Đủ chuẩn kích thước của một sân bóng ngoài trời hoàn chỉnh, với 2 phần sân của mỗi đội. Đây là lựa chọn tối ưu nhất nếu bạn có đủ diện tích để xây sân.
Sân tập bóng rổ ngoài trời 3×3:
Loại sân tập với kích thước nửa ngang của sân bóng rổ, chiếm ít không gian hơn nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu tập bóng
Sân bóng rổ ngoài trời mini
Loại sân tập này có diện tích nhỏ nhất trong 3 loại, chỉ bằng một phần diện tích của sân tập 3×3, trụ bóng rổ được dựng như hình.
→ Tham khảo thêm: kích thước sân bóng rổ tiêu chuẩn cho từng quy mô
Ảnh hưởng của sân bóng rổ ngoài trời đến môi trường xung quanh.
Hãy cân nhắc về những thiệt hại có thể xảy ra nếu xây dựng một sân bóng rổ ngoài trời. Nếu bóng nảy lên quá cao hoặc văng ra quá xa thì sao? Nó có ảnh hưởng gì tới các công trình, không gian xung quanh không? Nó có gây nguy hiểm cho những người ở khu vực lân cận không? Tiếng ồn của sân bóng có làm xáo trộn cuộc sống của ai không? Liệu có cần thêm lưới hoặc hàng rào quanh sân để đảm bảo an toàn?…
Nói chung, khi xây dựng một sân tập ngoài trời, dù là bất cứ môn thể thao gì, bạn cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố chủ quan lẫn khách quan, tránh bị phàn nàn hoặc bắt buộc tháo dỡ sân tập vì những lý do không đáng.
Đảm bảo có được sự cho phép của các cơ quan chính quyền.
Như đã nói, sân bóng rổ bao phủ một khu vực rộng lớn và có thể gây ra nhiều tác động đến các khu vực xung quanh. Vì thể, để đảm bảo quá trình xây dựng được trơn tru, hãy thông báo cho chính quyền địa phương về kế hoạch xây dựng của bạn và chắc chắn rằng trường của bạn được phép xây dựng sân.
Cân nhắc tích hợp sân thể thao đa năng.
Điều này không hẳn là quá quan trọng, nhưng nếu học sinh của bạn chơi nhiều môn thể thao, hãy cân nhắc xem xét việc xây dựng một sân thể thao đa năng xem? Các sân này có thể dùng để luyện tập hai hoặc nhiều môn thể thao trong chung một khu vực. Điều này vừa đảm bảo bạn có một sân tập đa năng, vừa tiết kiệm được chi phí, diện tích, và vừa khích lệ tinh thần luyện tập.
Nghiên cứu bề mặt sân bóng rổ ngoài trời phù hợp
Nhiều người mãi chú trọng đến việc chọn trụ bóng rổ mà quên mất rằng bề mặt sân cũng rất đáng đầu tư. Và có thể bạn chưa rõ, nhưng mặt sân chơi bóng rổ sẽ được hình thành từ nhiều lớp bề mặt khác nhau. Các lớp này sẽ quyết định độ bền và nâng cao chất lượng luyện tập của bạn.
Chọn lựa bề mặt luyện tập cho sân bóng rổ ngoài trời
Trước tiên, bạn phải xác định xem bề mặt chơi trên cùng của sân, với sân tập ngoài trời, lớp này thường sẽ là nhựa đường, bê tông hay gạch đa năng.
Bề mặt luyện tập bằng gạch đa năng:
Gạch đa năng:
Gạch đa năng thường có 2 dạng bề mặt khác nhau là dạng đặc và dạng lưới. Cả hai đều có chung ưu điểm là ổn định và an toàn cho bất kỳ loại hình thể thao nào. Bề mặt sân tập bằng gạch đa năng có thể sử dụng cho mọi mục đích cả trong nhà và ngoài trời. Các tùy chọn màu sắc làm cho nó có thể tùy chỉnh và hấp dẫn. Bạn cũng dễ dàng thay thế các viện gạch bị hư hỏng theo thời gian.
Bê tông:
Bề mặt bê tông sẽ tồn tại lâu hơn nhựa đường và cũng tiết kiệm tiền so với bề mặt gạch đa năng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sơn lại bề mặt bê tông để lấp các vết bẩn của sân tập theo thời gian. Mặt sân bê tông giúp tiết kiệm ngân sách, nhưng có thể làm mòn bề mặt quả bóng rổ của bạn. Những chấn thương khi ngã trên mặt sân bê tông cũng nghiêm trọng hơn các mặt sân khác.
Nhựa đường:
Đây là vật liệu thường được chọn vì rẻ nhất. Nó cũng cung cấp một độ nảy tốt và bề mặt chơi tổng thể đẹp. Tuy nhiên, mặt sân bóng rổ bằng nhựa đường sẽ dễ bị nứt và xuống cấp theo thời gian, cần thay thế và sửa chữa thường xuyên hơn.
Chọn lựa các lớp dưới bề mặt
Nếu bạn chọn nhựa đường hoặc bê tông, cần bổ sung lớp phụ thứ nhất và thứ hai dưới bề mặt sẽ luôn là đất nén và đá nén. Nếu bạn đã chọn gạch đa năng, nên sử dụng một lớp nền bê tông cốt thép trên lớp đá đầm chặt, tiếp theo là gạch sân. (Bạn cũng có thể sử dụng lớp nền nhựa đường thường rẻ hơn nhưng dễ bảo trì hơn.)
Cấu trúc sân tập có bề mặt là bê tông – nhựa đường
Cấu trúc sân tập có bề mặt là gạch đa năng
*Chú thích hình ảnh:
Cement or Asphalt: Xi măng hoặc nhựa đường
Stone: Đá
Soil: Đất
Để đảm bảo chất lượng sân tập, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia xây dựng sân tập, hoặc thuê một công ty thực hiện việc san lấp mặt bằng và nghiên cứu, tư vấn bề mặt.
Trên đây là những lưu ý quan trọng khi xây dựng một sân bóng rổ ngoài trời. Sau khi cân nhắc xây dựng sân tập, việc chọn lựa trụ bóng rổ phù hợp với sân cũng rất quan trọng. Nếu bạn vẫn còn đang tìm kiếm các nhà cung cấp thiết bị uy tín, tham khảo các sản phẩm thiết bị cho sân bóng rổ tại MekongSport nhé! Hy vọng nhà trường và các em sẽ có thể xây dựng một sân tập an toàn và hiệu quả nhất.
→ Có thể bạn quan tâm: Lưu ý khi lắp đặt sân bóng rổ trong nhà